Hàm lượng Giá trị Khu vực (Regional Value Content - RVC) là gì?
Mục Lục
Hàm lượng Giá trị Khu vực
Hàm lượng Giá trị Khu vực trong tiếng Anh gọi là: Regional Value Content - RVC.
RVC (Regional Value Content) là Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.
Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa – Harmonized Commodity Description and Coding System) khác nhau.
Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%. Ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) là 35%.
Trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), bên cạnh qui tắc chung RVC 40% hoặc CTH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm), một số dòng PSR như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.
Cách tính RVC
RVC được tính theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
(a) Cách tính trực tiếp:
hoặc
(b) Cách tính gián tiếp
Hầu hết các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong hai cách nêu trên.
Hiện còn một số FTA như ACFTA cho phép tính theo duy nhất phương pháp gián tiếp. Cách tính gián tiếp sử dụng trị giá FOB của thành phẩm trừ đi tất cả các yếu tố đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ.
Thương nhân có thể giấu một số yếu tố như lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, chi phí phân bổ, chi phí nhân công và một số chi phí khác, do vậy cách tính này được thương nhân ưu ái lựa chọn nhiều hơn so với cách tính trực tiếp.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đưa ra 2 ngưỡng RVC khác nhau nếu áp dụng cách tính khác nhau;
Nếu sử dụng cách tính trực tiếp, ngưỡng RVC là 40% hoặc 45% nhưng nếu sử dụng cách tính gián tiếp, ngưỡng RVC là 50% hoặc 55%. Thông thường nếu tính gián tiếp ngưỡng RVC trong PSR qui định sẽ cao hơn 10% so với tính trực tiếp.
(Sổ tay Qui tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI)