Effects Test là gì? Những tranh cãi xung quanh Effects Test
Mục Lục
Effects Test
Effects Test là một phương pháp đánh giá tác động phân biệt đối xử của các chính sách tín dụng. Effects Test căn cứ theo Luật cơ hội tín dụng bình đẳng (ECOA), nghiêm cấm từ chối tín dụng trên cơ sở chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, tình trạng hôn nhân, giới tính hoặc tuổi tác.
Hiểu về Effects Test
- Effects Test dựa trên một lí thuyết pháp lí có tên là "disparate impact" (tạm dịch: tác động khác nhau), đề xuất rằng phân biệt đối xử có thể xảy ra ngay cả khi không có một công ty hay cá nhân nào thể hiện sự thiên vị chống lại thành phần được bảo vệ.
Thay vào đó, sự phân biệt đối xử có thể được qui cho một loạt các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội tạo ra rào cản cho một số người vay. Tác động khác nhau lần đầu tiên được nêu ra trong Luật Nhà ở Công bằng, đó là Khoản VII của Luật Dân quyền năm 1968.
- Trong thời kì Dân quyền, tác động khác nhau đã được ghi nhận trong việc thực hành rộng rãi redlining, trong đó các ngân hàng từ chối các khoản vay thế chấp trong một số khu dân cư mà họ đánh dấu đỏ trên bản đồ. Nói cách khác, ngân hàng đã đưa những cư dân có thu nhập thấp và da màu ra khỏi danh sách được cung cấp các sản phẩm cho vay, đầu tư và dịch vụ ngân hàng.
- Mặc dù các ngân hàng tuyên bố quyết định của họ đưa ra dựa trên mối quan tâm về khả năng sinh lời của các khoản vay trong các khu vực đó, nhưng trên thực tế, các chính sách "Redlining" được thực hiện chủ yếu ở các khu phố người Mỹ gốc Phi và do đó bị phân biệt đối xử.
Những tranh cãi xung quanh Effects Test
- Để chống lại các hình thức phân biệt đối xử ít công khai này, Effects Test giả định rằng thông tin thống kê và nhân khẩu học có thể được sử dụng để chứng minh các hành vi phân biệt đối xử.
- Tuy nhiên, Effects Test là phương pháp gây tranh cãi, bởi vì thông tin nhân khẩu học không hoàn toàn dựa trên thực nghiệm và bản thân nó có thể bị thao túng để tạo ra kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, một số hành vi tín dụng và tuyển dụng được cho là phân biệt đối xử có thể được biện minh trong một số trường hợp.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia)