Đường sắt quốc gia (National Railway) là gì? Qui định về đường sắt quốc gia
Mục Lục
Đường sắt quốc gia (National Railway)
Đường sắt quốc gia - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là National Railway.
Đường sắt quốc gia là đường sắt phục vụ cho nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.
Qui định về đường sắt quốc gia
Ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân hoạt động phát triển đường sắt quốc gia
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo qui định của pháp luật về quản lí nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Tổ chức lập, phê duyệt qui hoạch phát triển đường sắt quốc gia
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập qui hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt qui hoạch chi tiết tuyến, ga đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế.
Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh đường sắt quốc gia
Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh.
Khổ đường sắt
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. (Theo Luật Đường sắt năm 2017)