Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là gì? Đặc điểm và ví dụ
Mục Lục
Công nghệ RFID
Công nghệ RFID trong tiếng Anh là Radio Frequency Identification.
Công nghệ RFID là công nghệ sử dụng sóng vô tuyến để xác định một đối tượng được gắn thẻ chip hoặc thẻ đầu đọc.
Đặc điểm Công nghệ RFID
Công nghệ RFID được sử dụng cùng với một vi mạch, ăng ten và máy quét.
Mặc dù được thương mại hóa vào những năm 1970, nhưng công nghệ này trở nên dễ tiếp cận hơn trong những năm gần đây.
Với những tiến bộ cho công nghệ RFID được sử dụng để đọc và lưu trữ thông tin, giờ đây việc mua và tiếp cận công nghệ RFID lại dễ dàng hơn.
Công nghệ RFID hoạt động thông qua một thiết bị điện tử nhỏ, thường là một vi mạch, có thông tin được lưu trữ trên đó. Các thiết bị này thường khá nhỏ, đôi khi có kích thước bằng một hạt gạo và có thể chứa một lượng lớn dữ liệu.
Mặc dù chúng không phát ra điện, nhưng một số có thể chứa nguồn điện hoặc pin được lưu trữ. Các máy quét sử dụng để đọc các thiết bị này cũng có thể cung cấp đủ điện để cho phép chúng đọc vi mạch.
RFID vẫn là mục tiêu được chú trọng phát triển trong nhiều lĩnh vực như hàng không, quốc phòng cho đến lĩnh vực kiểm kê, kiểm soát hàng hóa, kiểm soát động vật, giao thông (thẻ trả tiền tàu xe, hoặc gắn vào lốp xe để đánh giá điều kiện đường xá,…), quản lí việc truy cập hệ thống và bảo mật, quản lí nhân viên, dược phẩm, siêu thị, và đặc biệt là trong lĩnh vực quản lí thư viện.
Các lưu ý đối với Công nghệ RFID
Do tính chất của các thiết bị công nghệ RFID này hoạt động, nên không thể đảm bảo rằng không có ai được phép truy cập thông tin trên vi mạch.
Cũng có lo ngại rằng thông tin cá nhân có thể truy cập được mà không cần sự đồng ý của chủ nhân vì các tần số này được truyền qua khoảng cách lớn hơn so với hệ thống mã vạch.
Ví dụ Công nghệ RFID
Một trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ RFID là gắn vi mạch vào vật nuôi hoặc chip vật nuôi. Những vi mạch này được cấy ghép bởi bác sĩ thú y và chứa thông tin liên quan đến thú cưng bao gồm tên, hồ sơ y tế và thông tin liên lạc của chúng cho chủ sở hữu.
Nếu thú cưng bị mất tích và hoặc được giải cứu thì nhân viên cứu trợ sẽ quét scan vi mạch để lấy thông tin của con vật.
Nhược điểm duy nhất của thiết bị là hồ sơ phải luôn được cập nhật thường xuyên.
(Theo Investopedia)