Chênh lệch giá xuyên hàng hóa (Intercommodity Spread) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Chênh lệch giá xuyên hàng hóa
Chênh lệch giá xuyên hàng hóa, tiếng Anh gọi là intercommodity spread.
Chênh lệch xuyên hàng hóa là một phương pháp giao dịch quyền chọn tinh vi tận dụng sự khác biệt về giá giữa hai hoặc nhiều loại hàng hóa có liên quan với nhau. Ví dụ như là dầu thô và dầu đốt, hay bắp và lúa mì.
Dạng hàng hóa được sử dụng là dạng hàng hóa mà có thể được thay thế bằng các dạng hàng hóa cùng loại khác.
Người giao dịch dựa trên chênh lệch giá xuyên hàng hóa sẽ đồng thời mở một vị thế mua trên một loại hàng hóa và mở một vị thế bán trên một loại hàng hóa có liên quan khác với cùng tháng giao hàng.
Hiểu rõ hơn về Chênh lệch giá xuyên hàng hóa
Việc giao dịch dựa trên chênh lệch giá xuyên hàng hóa đòi hỏi phải có kiến thức về động lực giữa các quyền chọn hàng hóa khác nhau.
Ví dụ, giá của lúa mì thường cao hơn giá bắp, nhưng khoảng chênh lệch giá này hay dao động từ 0,8$ - 2$ mỗi giạ. Người giao dịch dựa trên Chênh lệch giá xuyên hàng hóa sẽ biết rằng khi chênh lệch giá giữa lúa mì và bắp tăng lên khoản 1,5$ thì nó thường co lại. Lúc đó, giá của lúa mì sẽ giảm so với giá bắp. Ngược lại, nếu chênh lệch giá giữa lúa mì và bắp co lại khoản 0,9$ trên mỗi giạ thì giá của lúa mì sẽ tăng so với giá bắp.
Nếu biết được điều này, người giao dịch có thể mở vị thế mua lúa mì và bán bắp khi khoảng chênh lệch giá tăng lên. Hoặc mở vị thế mua bắp và bán lúa mì khi khoảng chênh lệch giá co lại. Bằng cách này, người giao dịch hy vọng có thể kiếm lời bằng cách dự đoán chính xác xu hướng của giá.
Lưu ý rằng người giao dịch không cần phải quan tâm đến mức giá của mỗi hàng hóa mà chỉ cần quan tâm đến xu hướng và khoảng khác biệt về giá. Một ưu điểm của việc giao dịch dựa trên chênh lệch giá xuyên hàng hóa là nó thường có mức kí quĩ yêu cầu thấp hơn so với việc giao dịch trực tiếp hợp đồng tương lai.
(Theo Investopedia)