Các nguyên lí cơ bản của kinh tế học (Principles of Economics) là gì? 10 nguyên lí cơ bản
Mục Lục
Các nguyên lí cơ bản của kinh tế học (Principles of Economics)
Các nguyên lí cơ bản của kinh tế học trong tiếng Anh là Principles of Economics.
Các nguyên lí cơ bản của kinh tế học (Principles of Economics) là mười ý tưởng cơ bản của kinh tế học do Mankiw, giáo sư kinh tế học trường Đại học Havard nêu ra trong cuốn "Những nguyên lí của kinh tế học".
10 nguyên lí cơ bản của kinh tế học
Con người phải đổi mặt với sự đánh đổi
Nguyên lí này có cơ sở ở tình trạng khan hiếm nguồn lực. Vì con người chỉ có một lượng nguồn lực nhất định để thỏa mãn nhu cầu của mình, nên khi muốn có một thứ, anh ta buộc từ bỏ thứ khác mà anh ta có.
Ví dụ, muốn có một giờ học kinh tế học, sinh viên phải từ bỏ một giờ vui chơi; muốn mua thêm một cân thịt, gia đình ông A phải từ bỏ hai cân cá: muốn sản xuất thêm 1 khẩu súng, Việt Nam phải từ bỏ việc sản xuất 100 kg gạo; muốn đạt được sự công bằng gấp đôi, Việt Nam phải từ bỏ một nửa hiệu quả, v.v...
Chi phí của một thứ là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lí này nhấn mạnh rằng chi phí thực sự (hay chi phí kinh tế) của một quyết định kinh tế là chi phí cơ hội, nghĩa là sự mất đi cơ hội có được thứ khác, chứ không phải chỉ là số tiền chúng ta bỏ ra để mua nó. Nó hàm ý rằng khi tính toán chi phí của một đường lối hành động, chúng ta phải tính hết các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối hành động, chúng ta phải tính hết các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối hành động đó
Con người duy lí suy nghĩ tại điểm cận biên
Điểm cận biên là điểm lân cận, ở gần điểm con người bắt đầu thay đổi kế hoạch hành động và khái niệm những thay đổi cận biên được dùng để chi những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động. Cách suy nghĩ như vậy giúp con người xác định chính xác các chi phí phát sinh và ích lợi thu được từ một quyết định kinh tế, qua đó tính được phúc lợi kinh tế tối ưu của mình (bằng cách cho chi phí cận biên bằng ích lợi cận biên)
Con người phản ứng với các kích thích
Nguyên lí này hàm ý khi môi trường kinh tế thay đổi, nó phát ra các tín hiện về sự thay đổi. Khi nhận được các tín hiệu này, con người coi đó là các kích thích và đáp lại bằng cách thay đổi hành vi.
Ví dụ, giá thịt lợn đang là 20 nghìn động. Bây giờ giả sử giá thịt tăng từ 20 lên 25 nghìn. Ông A nhận được tín hiệu này và phản ứng lại bằng cách giảm lượng thịt mà ông ta dự định mua từ 1 kg xuống còn 0.5 kg hoặc từ bỏ hoàn toàn việc mua thịt và chuyển sang mua 2 kg cá.
Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Kinh tế học đã chứng minh được rằng thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa mà họ có thể lợi thế so sánh, qua đó làm tăng tổng sản lượng của các bên tham gia và ví thế có thể chi anhau phần sản lượng tăng thêm
Thị trường thường là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
Đây là ý tưởng về bàn tay vô hình do Adam Smith đưa ra. Việc chú ý tới nguyên lí này giúp chúng ta tránh được một cạm bẫy trong kinh tế. Thông thường mọi người nghĩ rằng nền kinh tế hoạt động tốt nếu được tổ chức chặt chẽ, chi tiết và loại trừ được sự tham lam, ích kỉ. Song, trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Khi mọi người tự do chạy theo lợi ích riêng của mình, họ bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình (đặc biệt là giá thị trường) và phụng sự xã hội nhiều hơn trường hợp họ chủ trương làm điều đó.
Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nguyên lí này hàm ý rằng mặc dù thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng sự can thiệp của chính phủ cũng cần thiết để cải thiện sự công bằng và hiệu quả. Lí do ở đây là thị trường có thể thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả và không thể đảm bảo sự phân phối công bằng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ cũng cải thiện được kết thúc thị trường, vì bản thân chính phủ cũng có thể thất bại khi can thiệp vào thị trường.
Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó
Nguyên lí này nhân mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa mức sống và năng suất của một nước: sự khác biệt về mức sống giữa các nước có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của họ. Các hiện tượng như sự cạnh tranh của nước ngoài, thâm hụt ngân sách của chính phủ v.v.. chỉ thực sự làm giảm mức sống khi chúng làm giảm năng suất. Vì vậy, nếu muốn nâng cao mức sống, chính phủ phải vận dụng các chính sách tác động tới năng lực sản xuất của đất nước.
Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên lí này nhấn mạnh rằng nguyên nhân của các cuộc lạm phát trầm trọng và kéo dài là sự gia tăng của khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, vì điều này làm cho giá trị của tiền giảm và mức giá tăng.
Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Nguyên lí này nhấn mạnh tầm quan trọng của một phát hiện quan trọng trong kinh tế học, đó là đường Phillips. Đường này phản ánh sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (tức làm giảm sản lượng và gây ra suy thoái) khi cắt giảm lạm phát và ngược lại. Nghĩa là, chính phủ buộc phải "đổi" một ít thất nghiệp (chấp nhận mức thấ nghiệp cao hơn) để "lấy" một ít lạm phát (đạt được mức lạm phát thấp hơn) hoặc "đổi" một ít lạm phát (chấp nhận mức lạm phát cao hơn) để "lấy" một ít thất nghiệp (đạt được mức thất nghiệp thấp hơn).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)