Biểu đồ quá trình ra quyết định (PDPC Diagram) là gì? Phân loại
Mục Lục
Biểu đồ quá trình ra quyết định
Biểu đồ quá trình ra quyết định hay biểu đồ PDPC trong tiếng Anh được gọi là PDPC Diagram hay Process Decision Program Chart.
Quá trình hiếm khi diễn ra chính xác như kế hoạch ban đầu. Các vấn đề không dự đoán trước rất hay xảy ra trong hệ thống phức tạp, đôi lúc dẫn đến hàng loạt các biến cố nghiêm trọng. Biểu đồ quá trình ra quyết định là một công cụ phòng ngừa những điều này và giúp đạt được mục tiêu mong muốn.
Vai trò
Nó sử dụng để lập kế hoạch dự tính các khả năng khác nhau có thể diễn ra. Ngoài ra nó còn được sử dụng để đưa các hoạt động trở lại quĩ đạo mong muốn một cách nhanh chóng trong trường hợp các hoạt động này do các nguyên nhân không dự kiến trước đã diễn ra không như kế hoạch.
Phân loại
Có hai loại biểu đồ PDPC với phương pháp xây dựng hoàn toàn ngược nhau: loại theo chiều thuận và loại theo chiều ngược.
Lợi ích
Phương pháp sử dụng biểu đồ PDPC hỗ trợ cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; dự báo được các vấn đề có khả năng xảy ra qua việc lập kế hoạch cho các vấn đề bất ngờ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề này một cách chủ động.
Qui luật áp dụng
Các qui luật cơ bản để xây dựng biểu đồ PDPC
- Biểu tượng: Các biểu tượng sử dụng trong biểu đồ PDPC đều có tên và ý nghĩa riêng.
- Trình tự thời gian: trên biểu đồ PDPC cần phải xem từ trên xuống hoặc từ trái qua phải.
- Vòng lặp: có thể chuyển hướng của các mũi tên và quay về ban đầu hoặc bước trung gian. Biểu đồ PDPC có thể bao gồm chu trình kín, không giống như biểu đồ mũi tên.
- Sự lặp lại: các hoạt động có thể được lặp lại nếu cần thiết.
Thuật ngữ liên quan
Biểu đồ tiến trình PDPC là một công cụ rất hữu hiệu để hoạch định các dự án nghiên cứu và phát triển, loại bỏ các khuyết tật mãn tính, đàm phán kinh doanh và các hoạt động tương tự.
(Tài liệu tham khảo: Các hệ thống quản lí và công cụ cải tiến năng suất chất lượng, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", NXB Hồng Đức)