Tư cách công dân của doanh nghiệp (Corporate Citizenship) là gì?
Mục Lục
Tư cách công dân của doanh nghiệp
Tư cách công dân của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Citizenship.
Tư cách công dân doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và mức độ chúng đáp ứng các trách nhiệm pháp lí, đạo đức và kinh tế được đề ra bởi các cổ đông.
Tư cách công dân doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng khi cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức bắt đầu tìm kiếm các công ty có định hướng trách nhiệm xã hội như các hoạt động môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Bản chất tư cách công dân doanh nghiệp
Tư cách công dân doanh nghiệp đề cập đến các trách nhiệm của công ty đối với xã hội. Mục tiêu là tạo ra mức sống và chất lượng cuộc sống cao hơn cho các cộng đồng xung quanh doanh nghiệp, và vẫn duy trì lợi nhuận cho các bên liên quan.
Nhu cầu về các tập đoàn có trách nhiệm xã hội tiếp tục tăng lên, khuyến khích các nhà đầu tư, người tiêu dùng và nhân viên sử dụng sức mạnh cá nhân của họ để gây ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty không chia sẻ giá trị của chúng.
Mọi doanh nghiệp đều có trách nhiệm đạo đức và pháp lí cơ bản; tuy nhiên, các doanh nghiệp thành công nhất thiết lập nền tảng vững chắc cho tư cách công dân của doanh nghiệp, thể hiện cam kết hành vi đạo đức bằng cách cân bằng giữa nhu cầu của các cổ đông với nhu cầu của cộng đồng và môi trường của khu vực xung quanh.
Những hoạt động này giúp mang lại thêm khách hàng và thiết lập lòng trung thành với thương hiệu, củng cố vị thể của công ty.
Các công ty trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển tư cách công dân. Các công ty vươn lên các giai đoạn cao hơn của tư cách công dân doanh nghiệp dựa trên năng lực và uy tín của chúng khi hỗ trợ các hoạt động cộng đồng, hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của cộng đồng và sự cống hiến để kết hợp tư cách công dân trong văn hóa và cấu trúc của công ty.
5 giai đoạn của tư cách công dân doanh nghiệp là:
1. Sơ cấp
2. Cam kết
3. Sáng tạo
4. Tích hợp
5. Biến đổi
Ví dụ về tư cách công dân của doanh nghiệp
Từ trước khi phát hành lần đầu ra công chúng vào năm 1992, Starbucks đã được biết đến với ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cam kết về tính bền vững và phúc lợi cộng đồng. Starbucks đã đạt được các mốc tư cách công dân doanh nghiệp bao gồm:
- 99% lượng cà phê được thu mua có nguồn gốc đạo đức
- Tạo ra một mạng lưới nông dân toàn cầu
- Tiên phong với các công trình xanh trên khắp các cửa hàng của mình
- Đóng góp hàng triệu giờ phục vụ cộng đồng
- Tạo ra một chương trình đại học đột phá cho đối tác và nhân viên của mình
(Theo investopedia)