Bán giá tăng (Selling Into Strength) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Bán giá tăng
Khái niệm
Bán giá tăng trong tiếng Anh là Selling Into Strength.
Bán giá tăng là việc bán một vị thế mua hoặc nhập một vị thế bán khi giá của tài sản đang tăng cao hơn, chiến lược chủ động này được thiết kế để tránh sự đảo chiều sắp tới của giá.
Đối nghịch với bán giá tăng là mua giá giảm (buy into weakness).
Đặc điểm Bán giá tăng
Bán giá tăng thường được coi là một chiến lược đầu tư bảo thủ đối với các nhà đầu tư bán vị thế mua vì nó giúp họ tránh bị cám dỗ để chờ đợi thời gian giao dịch tốt trên thị trường. Mặt khác, chiến lược này được cho là rất chủ động đối với các nhà đầu tư đã nhập vào các vị thế bán vì họ đang cố gắng canh thời gian tốt để bán trên thị trường.
Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng, người bán vị thế bán có thể sẽ bị thua lỗ và buộc phải chốt lời vị thế của mình trước khi giá đảo chiều.
Nhiều nhà giao dịch sẽ chờ đợi các tín hiệu xác nhận sự thay đổi trong các biến động giá trước khi bán một vị thế mua hoặc bước nhập một vị thế bán. Tuy nhiên, vào thời điểm sự đảo chiều giá được xác nhận, có thể đã quá muộn cho nhà đầu tư và có thể dẫn đến thua lỗ cho họ.
Do đó, với cách thức giao dịch ngược lại xu hướng đang thịnh hành với dự đoán rằng xu hướng đó sẽ sớm đảo chiều, bán giá tăng mang lại sự an toàn cao hơn hoặc là phòng còn hơn chữa.
Các chiến lược Bán giá tăng
Có hai chiến lược khác nhau mà nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể sử dụng khi bán giá tăng:
- Chiến lược một lần (Lump sum): bán toàn bộ vị thế mua, hoặc mua toàn bộ vị thế bán, trong một lần duy nhất.
- Chiến lược trung bình (Averaging in): bán vị thế mua trong một khoảng thời gian để giảm rủi ro khi thời điểm đảo chiều giá dự kiến tiến gần.
Ngược lại, nhập vị thế bán dần trong một khoảng thời gian để hạn chế tổn thất cho đến khi sự đảo chiều giá xảy ra. Ngoài ra, các nhà giao dịch có thể xem xét các chỉ báo kĩ thuật hoặc mô hình biểu đồ giá khác khi quyết định bán giá tăng.
Ví dụ một cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá cao hơn, nhưng đang mất dần quán tính giá theo thời gian. Với quán tính giá thấp dần, một sự đảo chiều giá có thể sắp xảy ra và đây có thể là thời điểm tốt để bán giá tăng trước khi giá thực sự đảo chiều.
Ví dụ về Bán giá tăng
Giả sử rằng nhà giao dịch A tin rằng cổ phiếu ABC sẽ tăng trên 5 USD nhưng hi vọng giá sẽ đảo chiều ở mức 5,75 USD.
Nếu nhà giao dịch mua cổ phiếu ABC ở mức 5 USD và bán khi giá chạm mức giá thoát giao dịch đã định trước là 5,50 USD, nhà giao dịch A sẽ thực hiện bán giá tăng hơn là cố gắng chờ đợi giá tăng lên 5,75 USD lấy 0,25 USD lợi nhuận cuối cùng trước khi gái dự kiến đảo chiều.
Ngược lại, nếu nhà giao dịch bán vị thế bán có thể sẽ tranh thủ bán giá tăng vì dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ sớm giảm xuống.
(Theo Investopedia)