Hệ số chí phí nội nguồn (Domestic Resource Costs - DRC) là gì?
Mục Lục
Hệ số chí phí nội nguồn
Hệ số chí phí nội nguồn trong tiếng Anh được gọi là Domestic Resource Costs - DRC.
Hệ số chí phí nội nguồn là chỉ số đo lường hiệu quả tương đối của sản xuất trong nước bằng cách so sánh các chi phí cơ hội trong nước sản xuất với giá trị ngoại hối thu được của hàng hóa (Tsakok, 1990).
Hệ số chí phí nội nguồn là chỉ số đo lường lợi thế so sánh giữa các quốc gia được đo bằng tỉ lệ chi phí nội nguồn của quốc gia với giá trị ngoại hối dựa vào tỉ giá hối đoái mờ (Ian Goldin, 1990).
Hệ số chi phí nội nguồn phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào đó.
Công thức tính
Trong trường hợp DRC/E < 1, quốc gia có lợi thế so sánh trong xuất khẩu, công thức tính DRC của Bruno (1972):
Trong đó:
D: Tổng chi phí nội nguồn (trực/gián tiếp) cho đơn vị sản phẩm, thể hiện bằng giá trị nội tệ;
P: Giá xuất khẩu cho mỗi đơn vị sản phẩm, thể hiện bằng ngoại tệ;
F: Tổng chi phí ngoại nguồn (trực/gián tiếp) cho đơn vị sản phẩm, thể hiện bằng ngoại tệ;
E: Tỉ giá hối đoái.
Vai trò
Hệ số chí phí nội nguồn (DRC) được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước, qua đó đánh giá lợi thế so sánh của sản phẩm.
Điển hình, DRC được sử dụng nghiên cứu để hoạch định chính sách, nghiên cứu xác định lợi thế so sánh trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu cho các loại cây trồng nói chung và nghiên cứu sản phẩm cây đai. Và những nghiên cứu tác động của tỉ giá đến lợi thế so sánh (thông qua DRC), điển hình như ở Nepal nghiên cứu ở sản phẩm trà, ở Mỹ,...
Ngoài ra, DRC còn đề cập đến ích lợi nội nguồn trong việc sản xuất xuất khẩu hàng hóa của quốc gia (thặng dư ngoại tệ) hay nhìn nhận theo cách khác là quan tâm đến chi phí cơ hội nội nguồn trong sản xuất xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia (nếu sử dụng nguồn lực cho việc sản xuất loại hàng hóa nào xuất để có giá lợi thế so sánh chi phí nguồn lực).
DRC là nền tảng để hoạch định chính sách sản xuất cho ngành hàng và xác định tỉ lệ nội địa hóa, qua đây góp phần đánh giá khả năng và trình độ sản xuất trong nước, DRC là nền tảng xác định lợi thế và năng lực cạnh tranh cho ngành hàng trong thương mại quốc tế (khả năng tự chủ, làm chủ công nghệ trong sản xuất của quốc gia).
(Tài liệu tham khảo: Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ: Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hoá quốc gia, Võ Minh Sang, Đỗ Văn Xê, 2016)