1. Kinh doanh

Nữ sinh lớp 12 đam mê khởi nghiệp

Nguyễn Đặng Thụy Khuê, học sinh lớp 12 trường Sài Gòn South International School, có một nền tảng vững chắc khi được tiếp nối truyền thống gia đình, đó là tố chất sáng tạo trong kinh doanh.

Ngay từ nhỏ em thường theo bố đến nhà máy sản xuất vải và được truyền cảm hứng về tinh thần say mê làm việc của các công nhân nơi đây.

Bố Khuê luôn chia sẻ với con về công việc của mình, về những ý tưởng ông còn đang khát vọng để điều hành công ty trở thành mái nhà của những người lao động trong ngành sản xuất vải và đan lát. Lời nhắn nhủ của bố đã thấm vào trái tim cô nữ sinh.

Ngoài thời gian học trên lớp, Khuê xin bố được vào làm nhân viên cho phòng R&D. Công ty Bách Hợp có đội ngũ kỹ sư chuyên ngành đan, nhuộm, in lụa, in DTG và thiết kế đồ họa đều có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên để sáng tạo ra những sản phẩm vải từ dệt kim truyền thống.

Được làm việc tại đây, Khuê đã học hỏi được nhiều thứ từ những kỹ sư có kinh nghiệm và em luôn tâm huyết trách nhiệm nghiên cứu để khai phá những sản phẩm mới.

Nguyễn Đặng Thụy Khuê có thói quen là đã học, đã nghiên cứu thì sẽ làm đến cùng, có khi thức thâu đêm và Khuê hay uống cà phê để tinh thần minh mẫn. Cô nữ sinh tìm hiểu và phát hiện ra bã cà phê có thể làm thành vải may mặc. Công nghệ này trên thế giới đã ứng dụng nhiều rồi nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới.

Vải sợi cà phê được sản xuất từ bã cà phê, ban đầu bã được tạo thành xơ để kéo sợi và cuối cùng cho ra thành phẩm là vải. Sau khi bã cà phê được nghiền thành bột mịn sẽ được trộn với Polyme từ vỏ chai PET phế thải với hàm lượng 5%.

Theo đó, bã cà phê sau khi qua sử dụng sẽ được nghiền thành bột mịn và trộn cùng những nguyên liệu khác, trải qua quá trình sản xuất biến đổi dạng bột thành dạng xơ, rồi đến sợi và cho ra thành phẩm là loại vải cà phê chất lượng nhất.

Trên thế giới, theo thống kê mỗi tháng có khoảng 100 phất vải pha từ sợi vải cà phê được sản xuất để cung cấp cho những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Puma, Nike, Hugo Boss… Chất liệu này đang được tin tưởng và lựa chọn bởi những nhãn hàng nổi tiếng trên toàn thế giới.

Với lợi thế gia đình, Thụy Khuê đề xuất với lãnh đạo công ty Bách Hợp để được nghiên cứu dự án vải làm từ bã cà phê, đưa vào sản xuất đồng loạt tại nhà máy. Song song với đó Khuê mở một quán cà phê ở đảo Phú Quốc để tận dụng nguồn bã cà phê có sẵn cũng như thu gom và trưng bày sản phẩm vải cà phê tại quán tạo nên một phong cách sống Xanh mới trong giới trẻ.

Quán Sóc Nhím hiện đang rất thu hút giới trẻ đến trải nghiệm, du lịch, tạo thành một góc không gian sáng tạo. Nguyễn Đặng Thụy Khuê, chia sẻ luôn muốn đổi mới, nghiên cứu, tạo ra các công thức cà phê độc đáo để thu hút khách hàng, tận dụng sản phẩm tái chế sáng tạo.

Cùng với đó, Khuê cũng triển khai dự án thu gom bã cà phê đã qua sử dụng tại các quán cà phê trên đảo Phú Quốc và tại TP Hồ Chí Minh để làm nguyên liệu sản xuất vải, chuyển đổi thành sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường.

L.Anh

Tin khác