1. Kinh doanh

Nhôm Nam Sung: Văn hóa doanh nghiệp có bản sắc là nội lực để phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp xây dựng từ những điều gần gũi

Trong một sự kiện của ngành nhôm Việt Nam, TS Đoàn Văn Cường - Chủ tịch HĐTV Kiêm TGĐ Công Ty TNHH Nhôm Nam Sung từng chia sẻ với phóng viên: “Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên thành công của thương hiệu nhôm Nam Sung như hiện nay. Với bước khởi đầu là nhà máy có quy mô 45 ha tại tỉnh Long An, thì sau 10 năm hoạt động và lấy được niềm tin của khách hàng nhà máy nhôm Nam Sung thứ hai đã được xây dựng hoàn thiện với quy mô 98 ha tại tỉnh Nam Định”.

“Thương hiệu là tài sản vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, việc xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp đó, góp phần quan trọng trong sự phát triển, khẳng định thương hiệu quốc gia. Giá trị của thương hiệu không chỉ nằm ở doanh số mà còn ở những giá trị vô hình từ văn hóa và con người, hay nói đúng hơn, văn hóa doanh nghiệp là động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ mà mỗi doanh nghiệp, trong đó có Nhôm Nam Sung cần đặt lên hàng đầu”, TS Đoàn Văn Cường tiết lộ.

Trên thực tế, thương hiệu Nhôm Nam Sung đã tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu hoạt động. Hệ thống giá trị cốt lõi mà Nam Sung xây dựng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty, cũng là động lực kết nối nội bộ của toàn doanh nghiệp. Theo đó, giá trị cốt lõi trong văn hóa của Nhôm Nam Sung là uy tín (uy tín đối với đối tác, với khách hàng), niềm tin của họ là yếu tố then chốt để Nam Sung xây dựng và phát triển. Là chất lượng hàng hóa, mỗi sản phẩm được làm ra của Nam Sung luôn phải đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.

Giá trị đó được xây dựng từ những điều tưởng chừng như rất đơn giản, dễ hiểu, những câu chuyện gần gũi, mộc mạc và có tính lan tỏa cao trong đời sống hàng ngày. Từ lãnh đạo đến nhân viên tất cả đều coi nhau như người một nhà, làm việc với nhau trên tinh thần “Gắn kết”. Theo đó, bất cứ gia đình nhân viên nào gặp khó khăn cần giúp đỡ hay có các sự kiện quan trọng, thì các thành viên còn lại của công ty đều hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ tận tình. Tiêu chí “Gắn kết” được lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện trong việc làm gương, thường xuyên gặp gỡ đội ngũ cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp để động viên tinh thần, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người lao động.

Và ngoài ra, như một thói quen, lãnh đạo doanh nghiệp luôn là người thường xuyên, trực tiếp truyền cảm hứng và lan tỏa tiêu chí văn hóa “Năng động” tới các vị trí, các phòng ban. Đó là luôn giữ vững tinh thần vui vẻ, tích cực và chủ động trong mọi công việc. Đó cũng là lý do vì sao không khí làm việc tại hai nhà máy của Nam Sung lúc nào cũng sôi nổi, hứng khởi và tràn đầy “Nhiệt huyết”. Ai nấy đều nỗ lực đặt 100% năng lượng vào mọi công việc, mọi khâu sản xuất trong nhà máy.

Ngoài tiêu chí “Gắn kết”, “Năng động” và “Nhiệt huyết”, Nhôm Nam Sung còn đề cao các tiêu chí văn hóa: “Am hiểu”, ‘Mạnh dạn”, “Sáng tạo”, “Ủng hộ” và “Năng động”.

TS Đoàn Văn Cường bật mí, trong thời kỳ hội nhập, tiêu chí “Sáng tạo” luôn được doanh nghiệp đề cao. Sáng tạo nghĩa là liên tục cập nhật và đổi mới tư duy, cách làm. Nhà máy tại Long An và Nam Định đều được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, tuân thủ quy trình công nghệ “xanh”, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nhà máy tại Nam Định, với diện tích 98.000m2 và công suất lên tới 100.000 tấn/năm, dự kiến sẽ là đòn bẩy quan trọng trong chiến lược mở rộng của Nhôm Nam Sung tại thị trường quốc tế. Việc hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy thứ 2 này vào năm 2025 sẽ giúp công ty nâng cao năng lực cung ứng, đáp ứng nhu cầu của cả các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ.

“Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là giá trị mà mọi nhà lãnh đạo đều không ngừng củng cố và hoàn thiện mỗi ngày”, TS Đoàn Văn Cường khẳng định. Doanh nghiệp được đánh giá không chỉ ở doanh thu từ những sản phẩm bán ra thị trường mà còn dựa trên mối quan hệ với nhân viên, khách hàng, cộng đồng, quốc gia cũng như tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Với doanh nhân Đoàn Văn Cường, làm chủ thì rất dễ, lập công ty là làm chủ. Nhưng để làm lãnh đạo thì cần phải có cái đầu đủ tầm, có kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, có những trải nghiệm, có tầm nhìn xa, kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra, xây dựng nền tảng bền vững cho doanh nghiệp phát triển.

Dù thương hiệu Nhôm Nam Sung đã nhận được rất nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng… Riêng bản thân doanh nhân Đoàn Văn Cường đã được vinh dự tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ, nằm trong Top 10 doanh nhân “tâm tài”, nhận cúp Bông Hồng, Bằng khen của Viện Khoa học Nghiên cứu nhân tài nhân lực và nhiều Bằng khen cao quý khác… nhưng ông và bộ máy lãnh đạo vẫn luôn bền bỉ mỗi ngày xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một dấu ấn để Nam Sung “ghi điểm” với đối tác, khách hàng. Điều đặc biệt là văn hóa của công ty được nhân viên ghi nhớ và thấu hiểu, ứng xử hàng ngày thể hiện rõ nét riêng của doanh nghiệp.

Thực hiện 7 tiêu chí như một thói quen

Bên cạnh các hoạt động sản xuất, Nhôm Nam Sung còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện, thành lập Chi đoàn cơ sở, các hoạt động nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ, trao quà cho trẻ em nghèo và hỗ trợ cho đồng bào vùng cao… Đây cũng chính là những hoạt động ý nghĩa để gắn kết doanh nghiệp với địa phương và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, không chỉ phát triển kinh tế doanh nghiệp mà còn góp công sức nhỏ để xã hội tốt đẹp hơn.

Đã từ lâu, người ta không còn xa lạ với hình ảnh cặp vợ chồng doanh nhân TS Đoàn Văn Cường - Trần Thị Huấn không ngại vất vả đi làm thiện nguyện khắp ba miền Tổ quốc bằng cái Tâm và sự nhiệt huyết của mình. Bà Trần Thị Huấn chia sẻ: “Tham gia những chuyến thiện nguyện như một cách để sống chậm, giúp đỡ những phận đời khó khăn hơn mình”.

Đều đặn hàng năm, ông Đoàn Văn Cường và bà Đoàn Thị Huấn luôn tổ chức, tham gia các hoạt động từ thiện, khi đồng hành cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, khi trở về quê hương Nam Định, rồi ngược lên Hà Giang, Yên Bái… Cặp vợ chồng doanh nhân Cường - Huấn luôn cố gắng hết mình không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống thường ngày, trở thành những thuyền trưởng có đủ Tâm Tài Đức, lan tỏa năng lượng tích cực đến nhân viên cũng như cộng đồng.

Sự nhiệt huyết, hết mình của cặp đôi vàng trong ngành Nhôm Việt Nam đã khiến những tiêu chí văn hóa doanh nghiệp đi vào đời sống, được tập thể cán bộ, công nhân trong Nam Sung ghi nhớ, thực hiện như một thói quen. Điều này đã giúp tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu Nam Sung được xây dựng và thực hành mỗi ngày, không phải chỉ mang tính hình thức. Tất cả cùng nỗ lực làm việc theo mục tiêu chung đã được gây dựng và phát triển bền vững.

TS Đoàn Văn Cường nhấn mạnh: “Lãnh đạo cần giúp nhân viên hiểu, cảm nhận được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để họ hành động. Từ đó, trong nội bộ dần hình thành nên văn hóa doanh nghiệp có bản sắc, có nét riêng, rồi cứ thế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Ở Nhôm Nam Sung, 7 tiêu chí của văn hóa doanh nghiệp đã và đang là kim chỉ nam giúp điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mỗi nhân viên, mỗi thành viên trong tập thể, nó chính là “chất keo kết dính” mọi người lại cùng với nhau để xây dựng, để phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, việc nhận thức và phát huy được những ưu thế về văn hóa có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của doanh nghiệp nói chung cũng như của ngành Nhôm Việt Nam nói riêng./.

P.V

Tin khác