Kiến tạo giá trị từ kinh tế tuần hoàn
Dù đã bướcqua tuổi 70, tiếnsĩ Mai Huy Tân vẫn dành nhiều giờ mỗi ngày để nghiên cứu, làm việc với các đôítác và chuẩn bị cho dự án tổ hợp nông nghiệp hữu cơ kết hợp năng lượng tái tạotheo mô hình kinh tế tuần hoàn sắp được khởi công tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Tân đượcnhiều người biết đến như một doanh nhân thành công, người sáng lập Công ty CPThực phẩm Đức Việt với thương hiệu xúc xích Đức Việt quen thuộc với người tiêudùng Việt Nam.
Tuy nhiên,ít ai biết rằng gần 20 năm trước, Thực phẩm Đức Việt đã ứng dụng mô hình kinh tếtuần hoàn từ trang trại đến bàn ăn, mang đến sản phẩm thịt lợn sạch, chất lượngcao và ít phát thải. Vào thời điểm đó, khái niệm kinh tế tuần hoàn vẫn còn mơímẻ.
Hiện tại, ông Tân đang chuẩn bị cho cuộc khởi nghiệp tiếp theo, một mô hình tích hợp chuỗi giá trị khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm đến năng lượng tái tạo. Sản phẩm của mô hình này không chỉ là nông sản hữu cơ chất lượng cao mà còn bao gồm điện năng tái tạo và nhiên liệu sinh khối Bio-LNG, Green Hydrogen, tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Giá trị bền vững
Với kinh nghiệm từng đưa doanh nghiệp tăng trưởng gấp ba con số mỗi năm, ông Tân kỳ vọng dự án sắp tới sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đồng thời góp phần nâng cao đáng kể thu nhập cho nông dân vùng dự án thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Ông khẳng định: "Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh doanh."
Ông giảithích thêm rằng mô hình này dựa trên nguyên tắc tối thiểu hoáchi phí sản xuất, tối ưuhóa tổ chức sản xuất và logistics, tận dụng tối đa chất thải và phụ phẩm, quađó đạt hiệu quả kinh tế cao trong khi vẫn bảo vệ môi trường và đóng góp cho xãhội.
Đây chínhlà nguyên lý mà Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) của vợ chồng doanh nhân PhạmĐình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi đã ứng dụng. Lấy cảm hứng từ phương phápmassage hoa dừa của đồng bào Khmer, Sokfarm đã cho ra đời sản phẩm mật hoa dừa,giúp nâng cao thu nhập cho người trồng dừa và đưa nông sản Việt ra thị trườngquốc tế.
Không tậptrung vào xử lý chất thải như nhiều đơn vị khác, Sokfarm đã tinh tế lồng ghépgiá trị văn hóa và tinh thần vào sản phẩm, tạo dựng vị thế vững chắc trên thịtrường.
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh doanh.
TS. Mai Huy Tân
PGS.TSNguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đạihọc Quốc gia TP.HCM, đánh giá rằng mô hình của Sokfarm giúp tận dụng vùng đấtnhiễm mặn cũng như phụ phẩm từ cây dừa để đảm bảo sinh kế bền vững cho ngươìdân.
Một môhình kinh doanh sáng tạo không tập trung vào xử lý chất thải chính là DrobeBox,do doanh nhân trẻ Tăng Hải Ngọc Sơn sáng lập, mang đến dịch vụ cho thuê sản phẩmthời trang thông qua việc ứng dụng công nghệ.
Mô hình"sử dụng nhưng không sở hữu" của DrobeBox cho phép người tiêu dùngthuê trang phục hàng hiệu qua tủ đồ trực tuyến, thay vì bỏ ra số tiền lớn đểmua sắm những món đồ chỉ được sử dụng vài lần.
Hiện tượngkhá phổ biến trong giới mộ điệu là dù sở hữu tủ quần áo hay giày dép khổng lồ,họ vẫn luôn cảm thấy "không có gì để mặc." Một số khác chi tiền muatrang phục nhưng do thay đổi sở thích hoặc hoàn cảnh cá nhân, họ không thể tiếptục sử dụng những món đồ này. Phương thức tiêu dùng này không chỉ gây lãng phítài chính mà còn tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên để sản xuất từng món đồ thơìtrang.
Mặc dù việcgiảm chi tiêu cho hàng hiệu tưởng chừng là bất lợi cho các thương hiệu, nhưngthực tế lại mang đến nhiều giá trị tiềm ẩn. Theo nhà sáng lập DrobeBox, cácthương hiệu hợp tác với nền tảng này có thể tận dụng những phân tích dữ liệu từkhách hàng thuê sản phẩm để dự đoán xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
Từ đó,các nhà mốt có thể điều chỉnh kế hoạch xây dựng bộ sưu tập mới sao cho phù hợpvới thị hiếu và sản xuất đúng nhu cầu, qua đó giảm thiểu tới 40% chi phí.
Công tyTNHH Veca cũng chọn hướngđi ứng dụng công nghệ số để giải quyết bài toán cũ: thu gom phế liệu. Dựa trênmô hình tương tự như các ứng dụng đặt xe công nghệ, Veca kết nối người mua vàngười bán phế liệu trên môi trường số.
Điều này giúp những người đồng nát, vechai không cần rong ruổi khắp phố phường mà vẫn thu gom phế liệu một cách hiêụquả hơn, đồng thời chuyển đến các đơn vị tái chế một cách nhanh chóng và thuậntiện.
Ông Bùi ThếBảo, nhà đồng sáng lậpVeca, tin tưởng rằng công nghệ này sẽ trở thành một hệ sinh thái kết nối, manglại giải pháp toàn diện cho việc thu gom và phân loại rác thải, đồng thời bảo đảmthu nhập ổn định cho những người thu mua phế liệu - những mảnh ghép quan trọng trong hệthống quản lý chất thải rắn của Việt Nam.
Phế liệu được thu gom hiệu quả sẽ tiếptục trở thành nguồn lực quý báu cho các nhà tái chế, những người đang nỗ lực cảitiến quy trình và công nghệ theo hướng bền vững, từ đó tăng cường vòng tuầnhoàn tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào sự phát triển bền vững củamôi trường.
Định hình tương lai
Khi làm việcvới chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, bà Kim Lê luôn trăn trở với câu hỏi:"Liệu có cách tiếp cận nào khác để phát triển bền vững?". Với suynghĩ đó, bà đã thành lập CL2B, công ty tư vấn về kinh tế tuần hoàn đầu tiên tạiViệt Nam, với niềm tin rằng kinh tế tuần hoàn chính là câu trả lời hoàn hảo.
Kinh tế tuần hoàn có điểm mạnh là đi sát với chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Bà Kim Lê, CEO công ty tư vấn CL2B
Theo bàKim, ưu điểm lớn nhất của kinh tế tuần hoàn là khả năng gắn kết chặt chẽ vơíchuỗi giá trị của doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ này, kinh tế tuần hoàn không chỉlà cơ hội mở ra cho riêng ngành nào mà còn là cánh cửa rộng mở cho tất cả cácdoanh nghiệp, thuộc mọi lĩnh vực, mọi vị trí trong chuỗi cung ứng. Thực tế đãchứng minh điều này qua sự tham gia đa dạng của các ngành từ nông nghiệp, sảnxuất, công nghệ cho đến các nhà cung cấp dịch vụ và bán lẻ.
Cơ hội đểcác doanh nghiệp chuyển mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn càng trở nên ýnghĩa trong bối cảnh nền kinh tế chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 vànhững biến động kinh tế, chính trị chưa có hồi kết.
Bà Kim nhậnđịnh rằng, chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu hướng mà còn là điêùkiện sống còn cho doanh nghiệp. Mô hình này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tàinguyên thiên nhiên và tạo ra chuỗi cung ứng bền vững, đồng thời là "liêùvaccine" giúp doanh nghiệp vững vàng trước những biến động không lường trướcvà kiến tạo giá trị cho cộng đồng.
Nhìn vềtương lai, bà Kim tin tưởng rằng khi được ứng dụng rộng rãi, kinh tế tuần hoànsẽ tạo ra một thị trường minh bạch, nơi giá trị sản phẩm phản ánh đầy đủ cả chiphí về môi trường và xã hội.
"Khiđó, người tiêu dùng sẽ có thể đưa ra những quyết định mua sắm bền vững, công bằngvới môi trường và xã hội", bà Kim chia sẻ.
Phạm Sơn