Khi doanh nhân F1 và F2 cũng ngồi bàn chuyển giao thế hệ
Chuẩn bị đợt chuyển giao diện rộng
Tại Hội thảo Chuyển giao thế hệ và quản trị doanh nghiệp gia đình được tổ chức tại Thái Nguyên hôm 27/10, thế hệ F2 của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Tập đoàn Hòa Bình Minh, Trung Thành Food… là người phát biểu, thay vì những gương mặt thân quen của các vị lãnh đạo doanh nghiệp đương nhiệm, cũng là thế hệ doanh nhân sáng lập.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng PWC Việt Nam, Dịch vụ doanh nghiệp tư nhân và gia đình cảm thấy ấn tượng với sự xuất hiện này.
Đã từng làm CEO trong nhiều doanh nghiệp gia đình của Việt Nam trước khi tham gia vào PWC Việt Nam, nên ông Cường thấu hiểu được thực tế không mấy dễ dàng trong chuyển giao kế nghiệp của doanh nghiệp gia đình của Việt Nam.
“Tôi cũng đã lắng nghe một số chia sẻ của các doanh nhân sáng lập. Có anh chị nói chỉ quản lý dòng tiền, có anh chị nói chỉ quản lý hiệu quả, còn lại để các con làm. Nhưng câu hỏi ai sẽ là người sở hữu, quản lý khối tài sản doanh nghiệp của gia đình không hề đơn giản”, ông Cương chia sẻ.
Thực tế, những phức tạp, khó khăn trong chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình không chỉ có ở Việt Nam. Chỉ có khoảng 60% chuyển giao thành công từ thế hệ đầu tiên sang thế hệ thứ hai. Tỷ lệ này giảm còn 32% khi chuyển sang thế hệ thứ 3 và chỉ 16% doanh nghiệp có được sự thành công khi chuyển tới thế hệ thứ tư.
Tuy nhiên, nếu tính từ những năm 90 của thế kỷ trước, thời điểm các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau Đổi mới bắt đầu xuất hiện, thì hiện tại có thể coi giai đoạn chuyển giao đầu tiên của lớp doanh nhân thành công đầu tiên.
“Cơ hội thành công trong chuyển giao của Việt Nam còn lớn, khoảng 60% nếu tính theo thông lệ quốc tế. Song điểm tích cực của doanh nghiệp Việt Nam là thế hệ F2 khá tích cực trong việc tiếp nhận quyền kinh doanh và quyền sở hữu doanh nghiệp gia đình. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ này không cao”, ông Cường chia sẻ từ khảo sát thế hệ kế nghiệp do PWC thực hiện trong năm 2024.
Cụ thể, Ở Việt Nam, 52% F2 muốn tham gia vào doanh nghiệp; 72% muốn làm tiếp doanh nghiệp của gia đình; 72% sẵn sàng và muốn tham gia vào quá trình chuyển giao…
Tuy nhiên, có tới 55% F2 lo ngại về sự thiếu rõ ràng trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp gia đình, 61% thấy những rào cản từ chính trong nội bộ doanh nghiệp trước những đòi hỏi thay đổi và 58% cho biết khó có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
“Nói ra thì có vẻ không hay, nhưng nhiều doanh nghiệp gia đình còn đối mặt với những khó khăn khi người khát khao ngồi vào vị trí của bố mẹ càng sớm càng tốt thì không có năng lực và người có năng lực thì không muốn tiếp quản. Đó là chưa kể những khó khăn từ cạnh tranh lợi ích giữa những người trong gia đình, họ hàng và cả thái độ của những “công thần” trong doanh nghiệp nếu không có sự chuẩn bị rõ ràng từ thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại… Thậm chí, nhiều F2 bị mất động lực bởi lý do này”, ông Cường chia sẻ.
Tuy nhiên, cơ hội thành công trong chuyển giao của Việt Nam còn lớn, khoảng 60% nếu tính theo thông lệ quốc tế cho lần chuyển giao từ thế hệ thứ nhất sang thế hệ thứ hai.
Nhu cầu cùng học
Khoảng thời gian cho một quy trình chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình được cho là mất khoảng 10 năm, kể từ khi trả lời được câu hỏi ai sẽ là người kế nghiệp và việc chuyển giao sẽ được thực hiện như thế nào.
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam (VFBC) cho rằng, đây là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp gia đình có sự chuẩn bị, để tận dụng cơ hội phát triển của doanh nghiệp Việt Nam cũng như đảm bảo các kế hoạch chuyển giao được thành công.
“Nhiều doanh nghiệp gia đình Việt Nam đã có quy mô hàng ngàn tỷ, nếu thất bại trong chuyển giao sẽ rất lãng phí, không chỉ cho doanh nghiệp mà cả nền kinh tế. Đây là lý do VFBC xác định trong vòng 10 năm tới sẽ cùng với các doanh nghiệp chia sẻ, hợp tác, cùng phát triển, hội nhập một cách chuyên nghiệp chắc chắn và chân thành”, ông Đoàn lý giải khi thực hiện các cuộc “học tập” dành cho cả F1 và F2 về chủ đề chuyển giao và kế nghiệp.
Tuy nhiên, khảo sát của PWC với thế hệ F2 của nhiều doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang cho thấy những thông tin khá tích cực.
Đó là thế hệ F2 khá tích cực trong việc tiếp nhận quyền kinh doanh và quyền sở hữu doanh nghiệp gia đình. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ này không cao. Ông Cường chia sẻ từ khảo sát thế hệ kế nghiệp do PWC thực hiện trong năm 2024.
Cụ thể, Ở Việt Nam, 52% F2 muốn tham gia vào doanh nghiệp; 72% muốn làm tiếp doanh nghiệp của gia đình; 72% sẵn sàng và muốn tham gia vào quá trình chuyển giao…
Tuy nhiên, có tới 55% F2 lo ngại về sự thiếu rõ ràng trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp gia đình, 61% thấy những rào cản từ chính trong nội bộ doanh nghiệp trước những đòi hỏi thay đổi và 58% cho biết khó có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
“Nói ra thì có vẻ không hay, nhưng nhiều doanh nghiệp gia đình còn đối mặt với những khó khăn khi người khát khao ngồi vào vị trí của bố mẹ càng sớm càng tốt thì không có năng lực và người có năng lực thì không muốn tiếp quản. Đó là chưa kể những khó khăn từ cạnh tranh lợi ích giữa những người trong gia đình, họ hàng và cả thái độ của những “công thần” trong doanh nghiệp nếu không có sự chuẩn bị rõ ràng từ thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại… Thậm chí, nhiều F2 bị mất động lực bởi lý do này”, ông Cường chia sẻ.
Đây cũng là trăn trở của nhiều doanh nhân thế hệ sáng lập. Ông Phí Ngọc Chung, Tổng giám đốc Trung Thành Food chia sẻ, những người sáng lập doanh nghiệp phải học để có kế hoạch chuyển giao.
Thậm chí, dù đã có các bước chuẩn bị cho F2 với những lĩnh vực khá rành mạch, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại (TNG) vẫn chia sẻ “Tôi nghĩ tôi cần đi học để chuyển giao, để hiểu con mình”. Đặc biệt, ông Thời đang kỳ vọng sẽ có một bộ quy tắc ứng xử mẫu cho các doanh nghiệp gia đình Việt Nam.
Hội thảo Chuyển giao thế hệ và quản trị doanh nghiệp gia đình của Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam được tổ chức trong chùm hoạt động "Về nguồn tháng 10: Kết nối doanh nhân các thế hệ" tại Thái Nguyên.
Trước đó, VFBC đã dâng hương, thăm quan Khu di tích và tặng quà cho Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; tham quan mô hình trường học hạnh phúc - Iris Shool thuộc Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng; thăm Cụm công nghiệp xanh - TNG Sơn Cẩm thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TP Thái Nguyên); thăm khu khai thác và chế biến quặng sắt tại Mỏ sắt tương lai của Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công (xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ).
Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch VFBC, đây là một trong những hoạt động thường niên của Hội đồng nhằm kết nối thế hệ trong VFBC cũng như giao lưu, kết nối, chia sẻ các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên.
Khánh Linh