1. Kinh doanh

Doanh nhân và văn hóa

Trước hết là văn hóa doanh nhân. Trong tiếng Việt khi từ văn hóa được đặt trước một từ chỉ việc hay chỉ người là ý muốn nói người đó, việc đó cần phải có văn hóa. Văn hóa đây được hiểu là một trình độ tri thức, một cấp độ lý tính vượt lên cảm tính, bản năng, một sự tự giác, ý thức.
Nói văn hóa ẩm thực là nói cái cách ăn uống vượt lên cái sự thỏa mãn bản năng đói khát.

Nói văn hóa đọc tức là đọc có văn hóa, có sự chủ động của người đọc, chứ không phải vì bắt buộc, cưỡng ép mà đọc.

Văn hóa doanh nhân cũng vậy. Doanh nhân là người làm ra tiền nhưng tiền không tạo ra doanh nhân đúng nghĩa chân chính của nghề và của từ. Văn hóa doanh nhân tạo cho người làm ra tiền một phong thái, một tư cách, cao hơn nữa là một nhân cách, của người biết sống vì cộng đồng, vì xã hội, chứ không phải chỉ biết có tiền.

Câu ngạn ngữ “Trọc phú học làm sang” cho thấy sự phấn đấu làm một doanh nhân có văn hóa là cả một quá trình vật lộn không dễ có tiền mà được. Cái sang phải tự cốt cách, bản lĩnh, phải là từ thực chất. Nói thật, hiện nay nghe nhiều doanh nhân phát biểu, nói năng thấy họ có tiền nhưng thiếu tầm văn hóa.

Bởi điều này có liên quan đến doanh nhân văn hóa. Hình như người ta có thói quen nghĩ kinh doanh là làm mọi thứ để đẻ ra tiền và kinh doanh là làm kinh tế chứ không phải làm văn hóa. Đây chưa nói việc rất ít doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, mà có đầu tư thì hàm lượng văn hóa trong ngành nghề, sản phẩm của họ cũng chưa cao. Nói doanh nhân văn hóa trước hết phải nói tầm nhìn văn hóa, hàm lượng văn hóa trong kinh doanh - sản xuất, bất luận ở ngành nghề nào. Chúng ta hay nghe nói các doanh nghiệp chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho người lao động. Cái đó chỉ là bề ngoài, chỉ là một công việc xã hội, mà tự thân chưa chắc doanh nhân đã hào hứng thực sự. Doanh nhân văn hóa là người tỏa ra được chất văn hóa từ bản thân mình lan tỏa vào cả công ty, xí nghiệp, truyền được năng lượng cảm hứng văn hóa cho không chỉ bộ máy điều hành mà cả cộng đồng doanh nghiệp trong phạm vi mình hoạt động.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

“Văn hóa không phải là sáng kiến. Văn hóa là động lực của mọi sáng kiến” (Culture is not an initiative. Culture is the enabler of all initiatives). Đây là câu nói của Larry Senn, một người tiên phong trong lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp. Larry nói câu này khi bàn luận về thực tế rằng những thay đổi trong văn hóa công ty thường được coi là một quá trình dài và gian khổ. Câu trả lời của Larry là bản thân văn hóa không phải là một “sáng kiến”. Nó tạo điều kiện cho các sáng kiến hiện tại và tương lai.

Khi bạn hiểu đúng về văn hóa công ty, các quyết định sẽ trôi chảy hơn, các ý tưởng sẽ diễn ra tốt hơn. Bạn khiến những thay đổi trong tương lai có nhiều khả năng xảy ra hơn và dễ dàng hơn. Làm việc hướng tới văn hóa công ty phù hợp có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng chắc chắn sẽ được đền đáp.

47,4% Doanh nghiệp Châu Âu tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ có sự cải thiện trong quý tới

Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III/2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố ngày 8/10/2024 cho thấy tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh, dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cụ thể, có hơn 47% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát tin tưởng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ có sự cải thiện trong quý tới. Hơn thế nữa, có đến gần 70% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát kỳ vọng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi trong vòng 5 năm tới.

Con số trên cho thấy góc nhìn tích cực và niềm tin của doanh nghiệp châu Âu khi nhận định Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn mặc dù vẫn còn một số thách thức nhất định.

Phạm Xuân Nguyên

Tin khác