1. Kinh doanh

'Cuộc chiến' giành nhân tài của các doanh nghiệp Nhật Bản

Thay vì giữ kín thông tin về vị trí làm việc như trước đây, họ ngày càng quan tâm đến mong muốn của tân binh, mục đích là để giữ chân nhân tài.

Xu hướng này phản ánh sự thay đổi so với thông lệ truyền thống của Nhật Bản, khi các công ty thường giữ kín thông tin về vị trí công tác, trách nhiệm cùng các chi tiết khác cho đến khi người mới bắt đầu công việc.

Thuật ngữ "Haizoku gacha", mô tả sự không chắc chắn về việc phân công công việc, đã trở thành từ khóa phổ biến tại Nhật Bản. Giới trẻ so sánh nó với trò chơi "gacha-pon" hoặc "gacha-gacha", nơi người chơi không biết được món đồ bên trong máy rút thưởng cho đến khi họ thực hiện lượt quay.

Thị trường lao động Nhật Bản vẫn đang thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân tài và tạo ra nhiều lựa chọn cho người tìm việc.

Theo một khảo sát gần đây của công ty tuyển dụng Recruit, khoảng 85% sinh viên tốt nghiệp đại học dự kiến bắt đầu làm việc vào năm tới muốn biết thông tin chi tiết về vị trí công tác của họ trước khi chấp nhận lời mời làm việc.

Trong hệ thống tuyển dụng mới, Công ty Bảo hiểm Sompo Nhật Bản đã hỏi ý kiến của những người mới tuyển dụng về sở thích công việc của họ, cho phép họ lựa chọn từ khoảng 30 loại công việc khác nhau. Sau quá trình sàng lọc và phỏng vấn bắt đầu vào tháng 11, khoảng 300 tân binh sẽ được thông báo về vị trí công tác trước khi họ bắt đầu làm việc vào tháng 4 năm sau, thời điểm bắt đầu năm tài chính ở Nhật Bản.

Nhà sản xuất điện tử Panasonic Holdings đã cho phép các sinh viên tìm việc lựa chọn từ khoảng 150 vị trí trong tập đoàn, trong khi công ty đồ uống Kirin Holdings quyết định cung cấp 10 lựa chọn chính.

Phương Nga (TTXVN)

Tin khác