1. Chứng khoán

VPB giảm mạnh, thanh khoản tăng vọt sau khi 8,53 triệu cổ phiếu ESOP được 'mở khóa'

Được biết, hôm nay (2/10), một lượng lớn cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2023 (ESOP) sẽ được tự do giao dịch trên thị trường.

Cụ thể, VPBank cho biết sẽ giải tỏa 30% đợt 1, tương đương hơn 8,53 triệu cổ phiếu mà VPBank phát hành theo dạng ESOP năm 2023 bắt đầu từ ngày 2/10 đến 7/10/2024.

Cổ phiếu VPB bị bán mạnh trong phiên sáng 2/10.

Trước đó, năm 2023, VPBank đã phát hành 30,2 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá 10.000 đồng/cp là gần 302,2 tỷ đồng.

Tỷ lệ phát hành là 0,448% tương đương 0,45% số cổ phiếu đang lưu hành, dành cho cán bộ nhân viên người Việt Nam đáp ứng quy định tại Quy chế về việc chào bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Các thành viên HĐQT không điều hành không được mua cổ phiếu ESOP.

Số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm và được giải tỏa dần theo tỷ lệ 30% sau 1 năm; 35% cổ phần sẽ được giải tỏa sau 2 năm và số còn lại được giải tỏa sau 3 năm phát hành.

Trong năm 2021 và 2022, VPBank cũng đã phân phối lần lượt 15 triệu và 30 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động, nhưng chủ yếu là cho lãnh đạo cấp cao.

Năm 2024, ĐHĐCĐ VPBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành ESOP. Số cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 30 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cp.

Về kết quả kinh doanh, VPBank ghi nhận lợi nhuận ấn tượng với lợi nhuận trước thuế tăng gần 68% so với cùng kỳ.

Về định giá, các chuyên gia nhận xét cổ phiếu VPB khá rẻ ở mức P/B khoảng 1,07 lần, thấp hơn trung bình ngành 1,6 lần và thấp hơn trung vị 1,45 lần

Với những yếu tố trên, cổ phiếu VPB được khuyến nghị phù hợp để mua vào. Giá mục tiêu của cổ phiếu có thể lên tới 25.000 - 27.000 đồng/cp.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần quan sát thêm khi hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tài sản (ROA) khá thấp, lần lượt là 2,53% và 0,42%. Có 2 nguyên nhân dẫn đến chỉ số ROE và ROA của VPBank thấp: quản trị rủi ro khá yếu nên chi phí dự phòng quá lớn và vốn tăng nhanh nên hiệu quả chưa theo kịp.

Châu Giang

Tin khác