1. Chứng khoán

VN-Index có thể đạt 1.350 điểm cuối năm 2024

Phóng viên: Câu chuyện được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua là quyết định hạ lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Điều này có tác động thế nào tới thị trường chứng khoán, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Đức: Không phải cứ Fed hạ lãi suất thì thị trường chứng khoán tăng mạnh. Chúng tôi đã tham khảo phân tích của các tổ chức lớn trên thế giới. Fed giảm lãi suất khoảng 200 điểm cơ bản, hay thậm chí 250 điểm cơ bản từ giờ cho đến năm 2026. Trong trường hợp Fed giảm lãi suất thị trường chỉ có kịch bản: hoặc là tăng mạnh, hoặc giảm mạnh chứ không có đi ngang.

Ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Kinh doanh Số, VPBankS.

Vì khi Fed hạ lãi suất chỉ có 2 kịch bản. Trong trường hợp, hạ lãi suất và kinh tế Mỹ hạ cánh mềm thì thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng khoảng 16% so với mức hiện tại. Còn với trường hợp hạ lãi suất và kinh tế Mỹ suy thoái, ảnh hưởng đến suy thoái toàn cầu thì thị trường chứng khoán giảm 9,1% trong thời gian 12 tháng tới. Đây là giai đoạn của niềm tin, phải chọn kịch bản, tin nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm hay không, bởi không có kịch bản ở giữa.

Con số thống kê hoàn toàn từ là Goldman Sachs, xem hết chu kỳ hạ lãi suất của Fed trong một năm qua thì chỉ có kịch bản tăng mạnh hay giảm mạnh, không có kịch bản trung dung.

Phóng viên: Nhìn lại năm 2019, Fed hạ lãi suất nhưng thị trường chứng khoán đã tăng trong một năm liền, sau đó mới giảm. Ông có so sánh gì với lần hạ lãi suất này?

Ông Nguyễn Việt Đức: Năm 2019 là kịch bản nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, năm 2022 thực ra cũng là kịch bản hạ cánh mềm. Theo đánh giá của Goldman Sachs, chỉ có 20% xác suất kinh tế Mỹ hạ cánh cứng. Do vậy, nếu nhà đầu tư tin vào Goldman Sachs thì đây là cơ hội để mua vào cho sóng 2025.

Hiện nay, theo nhiều dự đoán, Fed giảm thêm ít nhất 50 điểm cơ bản lãi suất trong năm nay. Trong năm sau sẽ hạ tiếp 100 điểm cơ bản và năm 2026 giảm tiếp 50 điểm cơ bản. Quá trình giảm lãi suất hiện này là chắc chắn nên thông tin đã phải ánh trên thị trường rồi.

Trước khi Fed hạ lãi suất thì Việt Nam cũng hạ ngay lãi suất trên kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Hiện tại, lãi suất OMO của Việt Nam là 4%, Fed là 4,75% - 5%. Nếu Fed giảm lãi suất tiếp 200 điểm cơ bản thì Việt Nam hoàn toàn có thể hạ về 2% trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, VN-Index đang chạy theo OMO. Năm 2023, Fed không giảm lãi suất nhưng chúng ta giảm lãi suất OMO rất nhanh giúp thị trường chứng khoán tích cực so với các thị trường khác trong khu vực. Nếu chúng ta kỳ vọng lãi suất OMO giảm thêm 200 điểm cơ bản nữa về 2% thì cơ hội cho thị trường chứng khoán còn khá nhiều cho năm 2025.

Phóng viên: Như vậy, việc giảm lãi suất đã có lộ trình, thế còn phản ứng nhà đầu tư thì sao?

Ông Nguyễn Việt Đức: Phản ứng của nhà đầu tư thường có độ trễ so với lộ trình đó. Ví dụ như chúng ta đều biết lãi suất hạ nhưng bao nhiêu người nghĩ rằng giảm được 200 điểm cơ bản nữa. Tiếp theo là lợi nhuận doanh nghiệp bao giờ cũng đi sau lãi suất. Lãi suất giảm thì phải 6 tháng đến 1 năm sau, doanh nghiệp mới được hưởng lợi.

Do vậy, câu chuyện Fed hạ lãi suất thì phải 6 tháng đến 1 năm mới phản ánh được hoàn toàn vào thị trường chứng khoán. Cho nên, kịch bản thị trường chứng khoán sẽ lình xình trong 3 đến 6 tháng, chưa thể có uptrend (xu hướng tăng) thế kỷ ngay lúc này được.

Phóng viên: Thế ông nghĩ sao về tính khả thi của kịch bản VN-Index 1.350 điểm hay 1.400 điểm trong năm 2024?

Ông Nguyễn Việt Đức: Hiện giờ, các công ty chứng khoán và ngân hàng đã cẩn trọng rồi, phần lớn chỉ kỳ vọng VN-Index đạt 1.350 điểm. Khi mà sự cẩn trọng được phản ánh vào thị trường sẽ tạo ra cơ hội, phải có bất ngờ thị trường mới lên được.

Trong lịch sử, để thị trường có uptrend thế kỷ phải kết hợp nhiều yếu tố chứ không riêng việc Fed giảm lãi suất. Tôi thấy, uptrend thế kỷ gần nhất diễn ra vào năm 2015 rất giống với hiện tại. Năm 2015, câu chuyện Trung Quốc suy thoái, ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời điểm đó, Mỹ cũng sợ suy thoái nhưng là suy thoái mềm. Đồng thời, câu chuyện nâng hạng thị trường cũng rất nổi.

Tôi cảm giác những câu chuyện ở hiện tại cũng tương tự như vậy, tích lũy dần dần để bứt phá. Nếu như năm 2015 tích lũy để năm 2016 bứt phát thì năm 2024 là tích lũy để năm 2025 bứt phá, tháng 9/2025 kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Minh Lâm

Tin khác