1. Tài chính

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Chờ tín hiệu CPI, đồng bạc xanh tiếp tục rơi nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... (Nguồn: Shutterstock)

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 13/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.995, tăng 14 đồng so với ngày hôm qua.

Thị trường trong nước: Tại Ngân hàng Thương mại sáng ngày 13/9 cụ thể như sau:

Ngân hàng Vietcombank, tỷ giá các ngoại tệ chủ chốt

Tỷ giá đô la Mỹ (USD) chiều mua vào 23,890.00 VND/USD tăng 20 VND/USD, bán ra 24,260 VND/USD cũng tăng 20 VND/USD so với hôm trước.

Tỷ giá đô la Euro (EUR) chiều mua vào 25,213 VND/USD tăng 91 cho chiều mua vào, và bán ra với giá 26,635 VND/USD, không đổi so hôm trước.

Ngân hàng BIDV, tỷ giá các ngoại tệ chủ chốt

Tỷ giá đô la Mỹ (USD) chiều mua vào 23,945 VND/USD, tăng 20 VND/USD, bán ra 24,245 VND/USD cũng tăng 20 VND/USD so với ngày hôm qua.

Tỷ giá đô la Euro (EUR) chiều mua vào 25,385 VND/USD giảm 2 VND/USD; bán ra 26,589 VND/USD, giảm 8 VND/USD.

(Nguồn: NHNN, Vietcombank)

Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), giảm 0,02%, xuống mốc 104,52.

Tỷ giá đồng bạc xanh hôm nay trên thế giới giảm nhẹ. Yen Nhật, Bảng Anh, Eur đồng loạt tăng.

USD giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát của Mỹ sẽ được công bố hôm nay 13/9. Tuy nhiên, mặc dù số liệu khả quan cũng khó có thể làm thay đổi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp chính sách tuần tới, nhưng nó có thể làm tăng kỳ vọng về những đợt tăng lãi suất khác trong các cuộc họp tiếp theo.

Theo Công cụ FedWatch của CME, kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp tuần tới là 93%, với 40,9% cơ hội tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11.

Thông điệp của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới cũng có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo tăng trưởng của đồng bạc xanh. Hầu hết các nhà đầu tư tin rằng, Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất và đang dự đoán thời điểm ngân hàng trung ương có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Chỉ số DXY đã tăng 5% kể từ cuối tháng 7 và hiện đang “neo” ở mức cao nhất trong khoảng nửa năm. Sự tăng giá của đồng bạc xanh đã gây áp lực lên đồng tiền của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2007; đồng thời làm dấy lên kỳ vọng chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp nhằm kéo đồng Yen khỏi đáy.

Đồng bạc xanh tăng 0,39% so với đồng Yen, hiện ở mức 147,15/USD, sau những bình luận từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda làm tăng kỳ vọng ngân hàng này có thể thay đổi chính sách tiền tệ “lỏng lẻo” hiện tại.

Đồng Yen Nhật đã chịu áp lực so với USD vì BOJ vẫn duy trì chính sách ôn hòa trong số các ngân hàng trung ương toàn cầu, đặc biệt là kể từ khi Fed bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3/2022.

Karl Schamotta, Chiến lược gia trưởng thị trường tại Corpay ở Toronto, cho biết: “Ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách lãi suất tiền tệ hiện tại thì thực tế là chênh lệch lãi suất sẽ vẫn rất lớn”.

Trong khi đó, đồng Euro giảm 0,19% xuống 1,0728 USD trước thông báo chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày mai 14/9. Thị trường tiền tệ đang kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất khác của ECB.

Đồng Bảng Anh cũng giảm 0,2% so với đồng bạc xanh, xuống mức 1,2485 USD sau khi dữ liệu thị trường lao động của Anh cho thấy mức tăng lương có khả năng khiến Ngân hàng Trung ương nước này tiếp tục tăng lãi suất, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp lại tăng.

Minh Hòa (tổng hợp)

M.H

Tin khác