1. Chứng khoán

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhà đầu tư vẫn hướng đến giao dịch ở các mã nhỏ

Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 9,53 điểm (+0,78%), lên 1.228,1 điểm. Thanh khoản giao dịch giảm gần 17% so với tuần trước đó.

Diễn biến đáng chú ý tuần qua là có thời điểm VN-Index đã để thủng mốc quan trọng 1.200 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là ngưỡng hỗ trợ tâm lý rất mạnh và đã kéo dòng tiền trở lại, giúp thị trường hồi phục.

Trong đó, đóng vai trò dẫn dắt vẫn là là các cổ phiếu vốn hóa lớn, bao gồm một số cổ phiếu ngân hàng, cũng như tín hiệu hồi phục nhẹ ở nhóm công ty chứng khoán - sau khi là nhóm giảm mạnh nhất vào tuần trước đó.

Trên sàn HOSE, phần lớn các cổ phiếu tăng mạnh nhất đều là các cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó, VRC nổi bật khi có mức tăng cao nhất là vượt trội so với phần còn lại. Thanh khoản cải thiện đáng kể so với tuần trước đó, nhưng phiên cao nhất cũng chỉ đạt hơn 0,4 triệu đơn vị khớp lệnh.

Các cổ phiếu khác đáng kể phần lớn nhích 11%-15%, trong đó, chỉ còn FIR và TCO có giao dịch đáng kể trong các phiên. Cùng với đó, cổ phiếu NO1 tăng mạnh hơn khi vọt hơn 22%, với hai phiên đáng kể ngày 18 và 19/11 khi đều tăng kịch trần.

Ở chiều ngược lại, vẫn là những cái tên vừa và nhỏ, với cổ phiếu RDP bị bán tháo, sau thông tin bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024. Nguyên nhân do, RDP tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Cổ phiếu CTF có thêm một tuần giảm sâu, sau khi là mã giảm mạnh thứ hai trên sàn vào tuần trước khi để mất hơn 14%.

Các cổ phiếu khác như QCG, CTR, KBC, VSC, CMG bị chốt lời nhẹ và giảm trên dưới 8% sau khi tuần trước đó có mức tăng khá tích cực. Chẳng hạn như CMG, tuần trước còn góp mặt ở nhóm tăng mạnh nhất sàn với mức tăng gần 8%.

Trên sàn HNX, cổ phiếu MST có tuần tăng khá tích cực, thanh khoản khớp lệnh luôn nằm trong số những mã cao nhất trong các phiên và cao hơn đáng kể so với thời gian gần đây. Trong đó, đáng chú ý là phiên 18/11 khi khớp lệnh gần 7,7 triệu đơn vị, mức cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu GKM bị chốt lời khá mạnh với hai phiên đầu tuần liên tiếp giảm sàn. Tuần trước, cổ phiếu này nằm trong top những mã tăng mạnh nhất khi +19%.

Trên UpCoM, diễn biến các cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất đều ảm đạm với thanh khoản khớp lệnh rất thấp trong các phiên.

Lạc Nhạn

Tin khác