Tư lợi (Self-Interest) là gì? Kinh tế học hiện đại và những cân nhắc về tư lợi của Adam Smith
Mục Lục
Tư lợi (Self-Interest)
Tư lợi trong tiếng Anh là Self-Interest.
Tư lợi liên quan đến các hành động khơi gợi lợi ích cá nhân. Adam Smith - cha đẻ của kinh tế học hiện đại - giải thích rằng lợi ích kinh tế tốt nhất cho tất cả mọi người thường có thể được thực hiện khi các cá nhân hành động vì lợi ích của họ.
Giải thích của ông về Bàn tay vô hình chỉ ra rằng khi hàng chục hoặc thậm chí hàng ngàn người hành động vì lợi ích cá nhân của họ thì hàng hóa và dịch vụ được tạo ra có lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Hơn nữa, Smith và các nhà kinh tế học khác cũng đã nghiên cứu các hành vi của tư lợi hợp lí, điều này cho thấy hầu hết mọi người sẽ hành động một cách hợp lí về kinh tế khi phải đối mặt với các quyết định hành vi ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân và phúc lợi của họ, điều này cũng có thể đóng góp làm tác động tích cực vào Bàn tay vô hình.
Kinh tế học hiện đại và những cân nhắc về tư lợi của Adam Smith
Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân và doanh nghiệp sở hữu hầu hết các nguồn lực có sẵn (ví dụ: lao động, đất đai và vốn), sử dụng các quyết định của bản thân vì tư lợi của mình, để đạt được lợi ích cá nhân lớn nhất từ các hoạt động và giao dịch trên thị trường. Trong loại hệ thống này, chính phủ đóng một vai trò nhỏ và nền kinh tế được định hình bởi hai lực lượng: tư lợi và cạnh tranh.
Adam Smith lập luận rằng tư lợi là vô cùng quan trọng như là một động lực cho hoạt động kinh tế. Trong cuốn sách của ông "Sự giàu có của các quốc gia" đề cập đến chủ đề này, ông đã mô tả nó như sau:
Đó không phải là từ lòng nhân từ của người bán thịt, nhà sản xuất bia hay thợ làm bánh mà chúng tôi mong đợi trong bữa tối, mà là từ sự quan tâm đến lợi ích riêng của họ.
Tự lợi và cạnh tranh chiếm ưu thế trong các nền kinh tế tư bản nơi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi tự do. Các lực lượng này thúc đẩy cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng như giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Chúng cũng có thể dẫn đến sự đổi mới. Adam Smith là một trong những nhà kinh tế đầu tiên giải thích làm thế nào tư lợi và lợi ích cá nhân hợp lí trong kinh tế thị trường tự do có thể dẫn đến phúc lợi kinh tế chung.
Những khái niệm này được phát triển trong Lí thuyết Bàn tay vô hình của Smith, điều này cho thấy phần lớn xã hội được hưởng lợi khi mỗi thực thể hành động vì lợi ích tốt nhất của bản thân vì nó cũng trùng lặp với lợi ích tốt nhất của những người khác thể hiện lợi ích xã hội vô tình nhưng mạnh mẽ.
Lợi ích cá nhân hợp lí cũng là một bộ phận của Lí thuyết Bàn tay Vô hình của Smith. Với lợi ích cá nhân hợp lí, Smith cho rằng con người hành động hợp lí khi đưa ra quyết định liên quan đến tài chính hoặc lợi ích tiền tệ, thứ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế.
Điều này diễn ra trong các quyết định so sánh giá cả, hàng hóa thay thế hay quản lí chi tiêu, v.v... Nhìn chung, các quyết định được đưa ra với lợi ích cá nhân hợp lí thường được dựa trên sự thận trọng về tài chính và sự hài lòng về kinh tế. Do đó, lợi ích cá nhân hợp lí có thể dẫn đến các giả định quan trọng cho các dự đoán và phân tích kinh tế.
Về mặt hệ thống kinh tế thị trường, giả định cơ bản là cả người sản xuất và người tiêu dùng đều hành động vì tư lợi cũng như lợi ích cá nhân hợp lí để không chỉ mang lại lợi ích lớn nhất mà còn là quyết định tài chính được quản lí một cách thận trọng nhất. Do đó, cả tư lợi và lợi ích cá nhân hợp lí thường xảy ra đồng thời.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)