Tự cung tự cấp (Autarky) là gì? Tự cung tự cấp trong lí thuyết và thực tiễn
Mục Lục
Tự cung tự cấp (Autarky)
Tự cung tự cấp trong tiếng Anh là Autarky.
Tự cung tự cấp (Autarky) đề cập đến trạng thái tự lực và nó thường được áp dụng cho một hệ thống kinh tế hoặc quốc gia được đặc trưng bởi tự cung tự cấp và thương mại hạn chế.
Nguồn gốc ra đời
Định nghĩa tự cung tự cấp xuất phát từ tiếng Hy Lạp, "autos" nghĩa là tự mình và "arkein" nghĩa là bền vững vừa đủ để đáp ứng nhu cầu.
Tự cung tự cấp là một trạng thái độc lập, đạt được khi một thực thể (chẳng hạn như một nhà nước chính trị) tự lập và tồn tại mà không cần viện trợ từ bên ngoài. Một quốc gia được coi là trong tình trạng tự cung tự cấp nếu đó là một nền kinh tế khép kín, một quốc gia có cơ năng không tham gia vào bất kì hoạt động thương mại quốc tế nào.
Một thuật ngữ liên quan, "giá tự cung tự cấp" đề cập đến chi phí của hàng hóa trong nhà nước tự cung tự cấp. Thương mại hàng hóa quốc tế diễn ra một phần là kết quả của sự khác biệt về giá tự cung tự cấp giữa các quốc gia hoặc khu vực.
Tự cung tự cấp trong lí thuyết và thực tiễn
Tự cung tự cấp là hình thức cao nhất của chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa bảo hộ. Tự cung tự cấp lần đầu tiên được thảo luận bởi nhà kinh tế học Adam Smith và sau đó là David Ricardo. Smith cho rằng các quốc gia nên tham gia vào thương mại tự do và chuyên về hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất để tạo ra nhiều của cải hơn.
Ricardo đã cải thiện lại một chút rằng các nước cũng nên sản xuất hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh. Nói chung, thương mại tự do và toàn cầu hóa được coi là sự vận hành kinh tế ưu việt. Vì vậy, tự cung tự cấp liên quan đến việc loại bỏ ngoại thương đã tỏ ra không thành công và trở thành một điều không tưởng.
Trong lịch sử, các chính sách tự cung tự cấp đã được triển khai tới các phạm vi khác nhau. Bách khoa toàn thư Britannica ghi lại rằng các nước Tây Âu đã triển khai chúng theo chính sách của chủ nghĩa trọng thương từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18, Đức Quốc xã đã sử dụng một hình thức rộng hơn. Ngày nay, Bắc Triều Tiên là một ví dụ điển hình của kinh tế tự cung tự cấp.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)