Trợ cấp chéo (Cross - Subsidization) là gì? Ưu điểm và hạn chế
Mục Lục
Trợ cấp chéo (Cross - Subsidization)
Trợ cấp chéo trong tiếng Anh là Cross - Subsidization. Trợ cấp chéo có tên đầy đủ là trợ cấp chéo chi phí sản phẩm.
Trợ cấp chéo chi phí sản phẩm là chiến lược định giá sản phẩm cao hơn giá trị thị trường để trợ cấp cho việc mất giá của một sản phẩm khác dưới giá trị thị trường.
Ví dụ
Nếu bạn có một doanh nghiệp kinh doanh đồ thể thao và bạn đang hi vọng sẽ gia tăng doanh số bán quả bóng chày, bạn có thể định giá chúng dưới mức chi phí của mình.
Thay vì mất một quả bóng, bạn trợ cấp chéo chi phí bằng cách định giá gậy bóng chày của bạn cao hơn giá trị thị trường thực tế của chúng. Lợi nhuận tăng thêm mà bạn kiếm được trên những cây gậy bóng chày về cơ bản sẽ bù đắp cho mọi tổn thất bạn nhận được từ những quả bóng.
Tại sao một doanh nghiệp cần trợ cấp chéo
- Như hầu hết người tiêu dùng giả định, giá cả sản phẩm điển hình phụ thuộc vào các qui tắc cơ bản của cung và cầu.
- Nhưng đôi khi người mua hàng có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn cho một sản phẩm vì công ty sản xuất ra nó đã thực hiện các chiến thuật định giá chiến lược khác nhau. Một trong những chiến thuật này được gọi là trợ cấp chéo chi phí sản phẩm.
Ưu điểm
- Khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược trợ cấp chéo chi phí sản phẩm trong việc định giá, có thể thấy đó một cú hích lớn trong kinh doanh vì giá cả là động lực chính cho người tiêu dùng đang cân nhắc mua hàng.
- Nếu chất lượng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp ngang bằng với đối thủ cạnh tranh, những sản phẩm bị định giá thấp đã đủ để thuyết phục người mua thay vĩ lưỡng lự.
- Vì lí do này, trợ cấp chéo chi phí sản phẩm có thể là một chiến lược tốt để sử dụng cho các sản phẩm mới trên thị trường hoặc các sản phẩm rơi vào phân khúc thị trường cạnh tranh cao.
Hạn chế
- Trợ cấp chéo cho chi phí sản phẩm có thể dẫn đến các vấn đề về giá cả. Ví dụ khi một doanh nghiệp hạ giá của một sản phẩm và tăng giá của một sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể nhanh chóng mất thị phần cho sản phẩm có giá cao vì các đối thủ có thể giành được lợi thế bằng chiến lược giá trong khi vẫn có lãi.
- Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tập trung nhiều thời gian và nguồn lực để đối phó với những đối thủ lớn, điều này có thể làm giảm doanh số của doanh nghiệp cho sản phẩm được định giá cao. Một khi doanh số này giảm dần, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá sản phẩm được định giá thấp và có thể mất khách hàng trong quá trình này.
- Sự siêng năng trong việc theo dõi và điều chỉnh giá cả và tiếp thị có thể giúp giảm bớt chu kì này.
(Tài liệu tham khảo: What Is Product-Cost Cross-Subsidization?, Chron)