Trạng thái tương đồng (Parity) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Trạng thái tương đồng
Trạng thái tương đồng, tiếng Anh gọi là parity.
Trạng thái tương đồng là trạng thái khi hai (hoặc nhiều) vật tương đương với nhau. Nó có thể là hai chứng khoán có cùng giá trị, như giữa một trái phiếu chuyển đổi với giá trị của cổ phiếu mà nếu người nắm giữ trái phiếu chọn chuyển đổi nó thành cổ phiếu thường.
Thuật ngữ mệnh giá, tiếng anh gọi là par value, của một trái phiếu cũng tương tự với trạng thái tương đồng (parity). Nó cho thấy trái phiếu đang được bán với mức mệnh giá ban đầu của nó.
Trên sàn giao dịch, trạng thái tương đồng xảy ra khi tất cả công ty môi giới đều chào mua cùng một loại chứng khoán với cùng một mức giá chào mua. Khi trạng thái tương đồng xảy ra, thị trường phải xác định công ty môi giới nào được sở hữu chứng khoán bằng những cách thay thế. Lệnh chào mua chiến thắng thường được bốc thăm ngẫu nhiên.
Tại thị trường hối đoái (forex), các cặp tiền tệ đạt trạng thái tương đồng khi tỉ giá bằng chính xác một trên một.
Hiểu rõ hơn về trạng thái tương đồng
Các nhà đầu tư thường phải đưa ra lựa chọn về giá trị của hai khoản đầu tư khác nhau.
Ví dụ, một trái phiếu chuyển đổi cho phép nhà đầu tư có thể nắm giữ trái phiếu và hưởng lãi suất hoặc chuyển đổi trái phiếu thành một số lượng cố định cổ phiếu.
Giả sử nhà đầu tư có thể sở hữu 1000$ trái phiếu doanh nghiệp với giá thị trường là 1200$ hoặc chuyển đổi nó thành 100 cổ phiếu thường. Nếu giá cổ phiếu hiện tại là 12$ thì giá trị của 100 cổ phiếu sẽ là 1200$. Như vậy, trái phiếu và cổ phiếu đang có trạng thái tương đồng.
Thuật ngữ trạng thái tương đồng cũng áp dụng cho các quyền chọn cổ phiếu.
Ví dụ, một quyền chọn mua cho phép người nắm giữ có thể mua 100 cổ phiếu tại mức giá thực hiện trong một giai đoạn nhất định. Nếu giá cổ phiếu hiện tại là 60$, giá trị nội tại của quyền chọn là 10$ trên mỗi cổ phiếu. Thì nếu giá của quyền chọn cũng là 10$ cho mỗi cổ phiếu, thì quyền chọn đang được giao dịch trong trạng thái tương đồng.
Những công ty có trụ sở tại Mỹ nhưng hoạt động tại nước ngoài thì phải chuyển đổi đô la Mỹ thành các đồng tiền khác.
Ví dụ, nếu công ty Mỹ hoạt động kinh doanh tại Pháp thì nó phải chuyển đô la Mỹ thành euro và gửi số euro này sang Pháp để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Khi tỉ giá là 1$ đổi 1€ thì hai đồng tiền này có trạng thái tương đồng.
(Theo Investopedia)