Giai đoạn hưng thịnh (Expansion) trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm và lưu ý
Mục Lục
Giai đoạn hưng thịnh
Giai đoạn hưng thịnh trong tiếng Anh là Expansion.
Giai đoạn hưng thịnh là một giai đoạn trong chu kì kinh doanh (business cycle) khi GDP thực tế tăng trưởng trong hai quí liên tiếp trở lên, chuyển từ giai đoạn đáy lên đỉnh.
Giai đoạn hưng thịnh thường đi kèm với sự gia tăng về việc làm, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường vốn. Giai đoạn hưng thịnh liên quan đến sự phục hồi kinh tế.
Đặc điểm của Giai đoạn hưng thịnh
Sự tăng giảm trong tăng trưởng kinh tế không phải là một hiện tượng hoàn toàn ngẫu nhiên hay không thể giải thích. Giống như thời tiết, nền kinh tế sẽ đi theo chu kì vòng tròn và tiếp tục lặp lại theo thời gian.
Quá trình này được gọi là chu kì kinh doanh và được chia thành bốn giai đoạn riêng biệt, có thể xác định được:
1. Giai đoạn hưng thịnh (Expansion): Nền kinh tế đang thoát khỏi suy thoái. Dễ dàng vay tiền , các doanh nghiệp xây dựng kho chứa hàng tồn kho và người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu. GDP tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, thất nghiệp giảm và thị trường vốn hoạt động tốt.
2. Giai đoạn chạm đỉnh (Peak): Giai đoạn hưng thịnh cuối cùng sẽ đạt đỉnh. Nhu cầu mạnh dẫn đến chi phí hàng hóa tăng vọt và các chỉ số kinh tế đột nhiên ngừng tăng trưởng.
3. Giai đoạn suy thoái (Recession): Tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy yếu. Các công ty ngừng tuyển dụng khi nhu cầu giảm dần và sau đó bắt đầu sa thải nhân viên để giảm chi phí.
4. Giai đoạn chạm đáy (Trough): Nền kinh tế bắt đầu chuyển tiếp từ giai đoạn suy thoái sang giai đoạn hưng thịnh. Nền kinh tế chạm đáy và mở đường cho sự phục hồi (Recovery).
Các nhà kinh tế, hoạch định chính sách và nhà đầu tư nghiên cứu rất kĩ chu kì kinh doanh. Nghiên cứu về giai đoạn hưng thịnh giai đoạn suy thoái kinh tế trong quá khứ có thể giúp dự báo xu hướng tiềm năng trong tương lai và xác định được các cơ hội đầu tư.
Giai đoạn hưng thịnh kéo dài trung bình khoảng 04 đến 05 năm.
Các lưu ý đối với Giai đoạn hưng thịnh
Các chỉ số dẫn dắt (Leading indicators) như số giờ trung bình làm việc hằng tuần của nhân viên sản xuất, tuyên bố thất nghiệp, số đơn đặt hàng mới cho hàng tiêu dùng và giấy phép xây dựng có thể đưa ra manh mối về việc liệu có giai đoạn hưng thịnh hoặc suy thoái trong tương lai gần hay không.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế và nhà phân tích nói chung đồng ý rằng có 02 yếu tố chính, xác định tốt nhất lợi nhuận doanh nghiệp và tình trạng chung của nền kinh tế: chi phí tài sản cố định (Capital expenditure), và lãi suất (Interest rate).
Chu kì tín dụng
Khi nền kinh tế cần được kéo dậy, chi phí đi vay được hạ xuống, khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, tiết kiệm không được ưa chuộng và giai đoạn hưng thịnh bắt đầu.
Cuối cùng, dòng tiền rẻ (Cheap money) và chi tiêu tăng sẽ khiến lạm phát tăng, khiến ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Lúc này mọi người lại kiềm chế chi tiêu và tăng trưởng kinh tế ổn định. Doanh thu công ty giảm, giá cổ phiếu giảm và nền kinh tế suy thoái trở lại.
Chu kì chi tiêu vốn
Một số nhà kinh tế lưu ý rằng các chu kì di chuyển song song với các nỗ lực của công ty để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng luôn thay đổi.
Khi nền kinh tế đang phát triển, chi phí mua sắm và chi phí đi vay rẻ hơn, đội ngũ quản lí thường tìm cách tận dụng vốn bằng cách tăng cường sản xuất.
Lúc đầu, điều này dẫn đến doanh số cao hơn và thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) cũng khá lên. Sau đó, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn và lòng tham sẽ phải trả giá.
Cuối cùng, nguồn cung vượt xa cầu, giá giảm, dịch vụ để vay các khoản nợ trở nên khó khăn hơn và các công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải nhân viên.
(Theo Investopedia)