Trái phiếu có lãi suất cố định (Straight Bond) là gì?
Mục Lục
Trái phiếu có lãi suất cố định (Straight Bond)
Trái phiếu có lãi suất cố định (hay còn gọi là trái phiếu có lãi suất cố định) trong tiếng Anh là straight bond hoặc fixed-rate bond.
Trái phiếu có lãi suất cố định là công cụ nợ được nắm giữ bởi các nhà đầu tư thu nhập cố định dùng để cho các thực thể trong nền kinh tế vay tiền. Các thực thể này có thể là chính phủ, đô thị hoặc tổ chức cam kết sẽ trả lãi cho khoản nợ và khi đáo hạn sẽ trả lại khoản vay ban đầu.
Hiểu theo cách đơn giản, trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu truyền thống cam kết trả lãi định kì trong đó lợi tức được xác định theo một tỉ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Ví dụ
Một trái phiếu chiết khấu với mệnh giá 1.000 đô la được phát hành bởi một công ty. Trái phiếu sẽ được thu hồi sau 10 năm kể từ ngày phát hành và lãi suất coupon được ấn định ở mức 5%.
Tiền lãi sẽ được thanh toán hàng năm, do đó, các trái chủ sẽ nhận được:
5% x 1.000 = 50 (đô la) mỗi năm trong vòng mười năm.
Vào ngày đáo hạn, khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện bao gồm tiền lãi cộng với số tiền mua lại của mệnh giá trái phiếu. Trái phiếu được phát hành và mua với giá trị chiết khấu là 925 đô la và trái chủ sẽ nhận được mệnh giá 1.000 đô la vào ngày đáo hạn.
Trong trường hợp này, một nhà đầu tư có thể đo lường lợi suất hiện hành của trái phiếu này bằng cách lấy lãi suất hàng năm chia cho giá trái phiếu. Lợi suất hiện tại trong ví dụ trên là:
50 / 925 = 5,41%
Nhận xét
- Trái phiếu có lãi suất cố định là công cụ nợ cơ bản nhất. Trái phiếu có lãi suất cố định còn được gọi là trái phiếu có thu nhập cố định (plain vanilla bond) vì nó không có tính năng bổ sung mà các loại trái phiếu khác có thể có.
- Tất cả các loại trái phiếu khác là các biến thể hoặc bổ sung cho các tính năng trái phiếu có lãi suất cố định tiêu chuẩn.
Ví dụ, một số trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông và một số trái phiếu khác có thể được thu hồi (Callable Bond/Redeemable Bond) trước ngày đáo hạn của chúng. Các trái phiếu đặc biệt như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể bán lại được cấu trúc như trái phiếu có lãi suất cố định kết hợp với quyền chọn hoặc chứng quyền.
- Mọi trái phiếu đều tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ - đó là rủi ro mà công ty/ tổ chức phát hành trái phiếu có thể phá sản và không thể thực hiện nghĩa vụ nợ của mình.
(Tài liệu tham khảo: Straight Bond, Investopedia)