Trái phiếu chìm (Sinkable Bond) là gì? Trái phiếu chìm và Lợi suất bình quân thời gian sống
Mục Lục
Trái phiếu chìm
Khái niệm
Trái phiếu chìm trong tiếng Anh là Sinkable Bond.
Trái phiếu chìm là một loại nợ được tài trợ bởi một quĩ được nhà phát hành dành chứng khoán để dành riêng. Nhà phát hành giảm chi phí vay theo thời gian bằng cách mua lại và thu hồi lại định kì một phần trái phiếu trên các thị trường mở.
Một khoản quĩ được để dành riêng sẽ được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch mua lại hoặc thu hồi này. Lưu ý, trái phiếu thường có một điều khoản cho phép chúng được nhà phát hành mua lại theo giá thị trường hiện hành.
Trái phiếu chìm là một khoản đầu tư có mức độ an toàn cao cho nhà đầu tư vào trái phiếu vì chúng được bảo đảm bằng tiền mặt. Tuy nhiên, lợi nhuận của loại trái phiếu này không thể chắc chắn được, vì chúng phụ thuộc vào xu hướng của giá trái phiếu trên thị trường.
Đặc điểm Trái phiếu chìm
Trái phiếu chìm có thể được cả các công ty và các thành phố, đô thị phát hành. Từ quan điểm của các công ty và đô thị phát hành, lợi thế của trái phiếu chìm là tiền có thể được hoàn trả toàn bộ hoặc một phần nếu lãi suất giảm dưới mức tỉ lệ danh nghĩa của trái phiếu.
Sau đó, các chủ thể này có thể tái tài trợ số tiền mà họ cần vay theo lãi suất thấp hơn của thị trường.
Ngoài ra, các tổ chức phát hành trái phiếu chìm sẽ phải trả các khoản thanh toán trả góp cho cả tiền lãi và tiền nợ, khấu trừ dần số tiền phải trả đến khi trái phiếu đáo hạn.
Trái phiếu chìm và Lợi suất bình quân thời gian sống
Vì trái phiếu chìm thường có thời gian đáo hạn bình quân ngắn hơn ngày đáo hạn, nhà đầu tư có thể tính với lợi suất bình quân thời gian sống để xác định xem có nên mua trái phiếu chìm hay không.
Lợi suất bình quân thời gian sống sẽ xem xét thời gian còn lại trước khi đáo hạn hoặc thu hồi của trái phiếu và khoản thu nhập mà nhà đầu tư có thể nhận được tương ứng.
Trái phiếu chìm thường có một điều khoản cho phép chúng được mua lại với giá ngang bằng với lợi suất thị trường hiện hành.
Lợi suất bình quân thời gian sống cũng rất quan trọng khi trái phiếu chìm hay được được tài trợ bằng quĩ chìm đang giao dịch dưới mệnh giá, vì việc mua lại trái phiếu sẽ khiến cho giá trở nên ổn định hơn.
Ví dụ về Trái phiếu chìm
Công ty Say Mars quyết định phát hành 20 triệu USD trái phiếu với thời gian đáo hạn là 20 năm. Công ty này tạo ra một quĩ chìm trị giá 20 triệu USD cùng một lịch trình thu hồi trái phiếu trong 20 năm tới.
Vào ngày phát hành trái phiếu mỗi năm, công ty sẽ rút 1 triệu USD từ quĩ chìm và thu hồi 5% trái phiếu của mình, trái phiếu này được gọi là trái phiếu chìm.
Do quĩ chìm gia tăng ổn định cho quá trình trả các nghĩa vụ nợ, các cơ quan xếp hạng tín dụng đã đánh giá trái phiếu Say Mars hạng AAA và lãi suất giảm từ 6,3% xuống còn 6%.
Công ty Say Mars sẽ tiết kiệm được 120.000 USD thanh toán lãi trong năm đầu tiên và còn nhiều hơn nữa sau đó. Bảo vệ trả nợ được tăng cường bởi các quĩ chìm rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm một khoản đầu tư an toàn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể có mối quan tâm về việc trái phiếu được mua lại trước khi đáo hạn, vì họ sẽ mất đi thu nhập lãi.
Các công ty được yêu cầu tiết lộ nghĩa vụ nợ các trái phiếu chìm của họ thông qua báo cáo tài chính doanh nghiệp và bản cáo bạch.
(Theo Investopedia)