Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần (Crawling Peg) là gì? Các nội dung liên quan
Mục Lục
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần trong tiếng Anh là Crawling Peg.
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần (Crawling peg) là phương pháp kiểm soát tỉ giá hối đoái bằng cách điều chỉnh tỉ giá hối đoái từ từ khi những biến động của thị trường hối đoái có xu hướng làm cho tỉ giá hối đoái cố định của đồng tiền trong nước không phản ánh đúng những thay đổi trên thị trường.
Khi áp dụng phương pháp này, người ta chia mức thay đổi tỉ giá cần thiết thành các phần nhỏ và thay đổi nhiều lần trong một thời kì nhất định. Ưu điểm của cách làm như vậy là sự thay đổi tỉ giá có thể được bù lại bằng sự thay đổi của lãi suất trong nước, qua đó làm giảm nguy cơ bị các nhà đầu cơ tấn công, gây ra tình hình mất ổn định trên thị trường hối đoái. Phương pháp này còn có tên là phương pháp ngang bằng trượt.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Các nội dung về Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần
Lí do sử dụng Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần được sử dụng để cung cấp sự ổn định tỉ giá hối đoái giữa các đối tác thương mại, đặc biệt khi có sự yếu kém về tiền tệ. Thông thường, Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần được thiết lập bởi các nền kinh tế đang phát triển mà đồng tiền của nước đó có mối liên kết với đồng đô la Mỹ hoặc đồng Euro.
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần được thiết lập bởi hai thông số. Đầu tiên là mệnh giá của đồng tiền neo. Mệnh giá này tiếp đó được đặt trong một phạm vi tỉ giá hối đoái. Cả hai thành phần này có thể được điều chỉnh, cho nên gọi là tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần do nó thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường hoặc kinh tế.
Nhược điểm của Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần
Vì quá trình neo tiền tệ có thể dẫn đến kết cục mức trao đổi tiền tệ giả mạo nên có một mối nguy cơ rằng các nhà đầu cơ, nhà giao dịch tiền tệ hoặc thị trường có thể áp đảo các cơ chế được thiết lập để ổn định tiền tệ. Tỉ giá neo bị phá vỡ ám chỉ khi mà quốc gia tỏ ra bất lực trong việc không thể bảo vệ đồng tiền của mình dẫn đến sự mất giá mạnh từ mức giá giả cao tới rối loạn nền kinh tế trong nước.
Một ví dụ về tỉ giá neo bị phá vỡ xảy ra vào năm 1997 khi Thái Lan đã cạn kiệt nguồn dự trữ để bảo vệ đồng tiền của mình. Việc tách đồng baht Thái ra khỏi đồng đô la đã khởi đầu cho cuộc tranh chấp tại châu Á, dẫn đến một chuỗi sự mất giá tiền tệ ở Đông Nam Á và bán tháo thị trường trên toàn cầu.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)