Tính bất phân định (Fungibility) là gì? Tính bất phân định của tiền với kế toán nhận thức
Mục Lục
Tính bất phân định (Fungibility)
Tính bất phân định trong tiếng Anh là Fungibility.
Tính bất phân định là khả năng của một hàng hóa hoặc tài sản có thể được hoán đổi với các hàng hóa hoặc tài sản khác cùng loại mà không gây ra ảnh hưởng gì. Các tài sản có tính bất phân định giúp đơn giản hóa quá trình trao đổi và thương mại, vì tính bất phân định ám chỉ việc tài sản có giá trị tương đương nhau.
Bản chất của tính bất phân định
Tính bất phân định ngụ ý rằng hai thứ giống hệt nhau và do đó có thể thay thế lẫn nhau. Ví dụ các loại hàng hóa cụ thể: bắp ngô vàng loại 2 có thể được coi là bất phân định vì mọi bắp ngô được gắn mác là loại 2 có giá trị tương đương nhau mà không cần biết chúng được trồng ở đâu.
Cổ phiếu niêm yết chéo cũng được coi là có tính bất phân định vì bản chất của chúng là các cổ phiếu giống hệt nhau của cùng một công ty, chỉ khác là được niêm yết trên cả các sàn chứng khoán nước ngoài và sàn chứng khoán tại quốc gia nội địa của công ty.
Các cổ phiếu này mang lợi quyền lợi tương đương nhau đối với cổ đông của một công ty, cho dù chúng được mua trên Sàn giao dịch chứng khoán New York hay Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Mặc dù tính bất phân định thường liên quan đến tài chính, thuật ngữ này cũng được sử dụng trong các ngành khác, ví dụ như vật lý lượng tử.
Mối quan hệ giữa tính bất phân định của tiền và kế toán nhận thức
Tính bất phân định của tiền là cơ sở cho khái niệm kế toán nhận thức. Tiền có tính bất phân định nghĩa là tiền giống hệt nhau bất kể nguồn gốc hay mục đích sử dụng. Ví dụ: A cho B vay 1 tờ 100 USD, thì dù B có trả lại số tiền này cho A bằng 10 tờ 10 USD hay 1 tờ 100 USD đều được, do tổng của chúng vẫn bằng 100 USD.
Để tránh rơi vào các định kiến của kế toán nhận thức, mỗi người nên coi tiền là bất phân định khi phân bổ chúng vào các khoản khác nhau, bất là khoản cho chi phí sinh hoạt hàng ngày, khoản để tiêu cho giải trí hay khoản để tiết kiệm.
Đồng tiền cũng nên được coi trọng ngang nhau dù chúng là kết quả do lao động của mỗi người tạo ra hay là được cho. Ví dụ Richard Thaler- nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel nhận thấy rằng mọi người thường xuyên vi phạm nguyên tắc bất phân định, đặc biệt là trong tình huống có được vận may bất ngờ.
Ví dụ, khi một người được hoàn lại tiền thuế, anh ta dễ coi nó như một khoản "được cho" và tiêu xài cho các thú vui giải trí, dù về bản chất, số tiền này ngay vốn dĩ thuộc về anh ta ngay từ đầu và chỉ là khoản bồi hoàn, chứ không phải món quà.
(Theo investopedia.com)