Tỉ lệ trao đổi (Terms of Trade - TOT) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến TOT
Mục Lục
Tỉ lệ trao đổi
Tỉ lệ trao đổi trong tiếng Anh là Terms of trade, viết tắt là TOT.
Tỉ lệ trao đổi (TOT) thể hiện tỉ lệ giữa giá xuất khẩu của một quốc gia và giá nhập khẩu của quốc gia đó. Có bao nhiêu đơn vị xuất khẩu được yêu cầu để mua một đơn vị nhập khẩu? Tỉ lệ này được tính bằng cách chia giá xuất khẩu cho giá nhập khẩu và nhân kết quả với 100.
Khi nguồn vốn chảy ra khỏi đất nước do nhập khẩu nhiều hơn thì TOT của quốc gia đó sẽ nhỏ hơn 100%. Khi TOT lớn hơn 100%, quốc gia này đang tích lũy nhiều vốn từ xuất khẩu hơn là chi cho nhập khẩu.
Cách tỉ lệ trao đổi hoạt động
TOT được sử dụng như một chỉ số về sức khỏe kinh tế của một quốc gia, nhưng nó có thể khiến các nhà phân tích đưa ra kết luận sai. Sự thay đổi về giá nhập khẩu và giá xuất khẩu ảnh hưởng đến TOT và điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân khiến giá tăng hoặc giảm. Các phép đo TOT thường được ghi lại như một chỉ số cho mục đích giám sát kinh tế.
Dấu hiệu cải thiện hoặc tăng trưởng trong TOT của một quốc gia thường chỉ ra rằng giá xuất khẩu đã tăng lên trong khi giá nhập khẩu giữ ở mức duy trì hoặc giảm xuống. Ngược lại, giá xuất khẩu có thế đã giảm nhưng không đáng kể như giá nhập khẩu.
Giá xuất khẩu có thể duy trì ổn định trong khi giá xuất khẩu đã giảm hoặc đơn giản là chúng có thể tăng với tốc độ nhanh hơn giá nhập khẩu. Tất cả các kịch bản này có thể dẫn đến việc TOT được cải thiện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi
TOT phụ thuộc ở một mức nào đó vào tỉ giá hối đoái và tỉ giá lạm phát hoặc giá cả. Một loạt các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến TOT, và một số có ảnh hưởng riêng tới từng ngành và khu vực cụ thể.
Sự khan hiếm: Số lượng hàng hóa có sẵn để giao dịch là một trong những yếu tố như vậy. Càng nhiều hàng hóa mà một nhà cung cấp có sẵn để bán, thì càng có nhiều hàng hóa được bán và nhà cung cấp có thể mua được càng nhiều hàng hóa bằng cách sử dụng vốn thu được từ việc bán hàng.
Quy mô và chất lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến TOT. Hàng hóa lớn hơn và chất lượng cao hơn có thể sẽ có giá cao hơn. Nếu hàng hóa bán với giá cao hơn, một người bán sẽ có thêm vốn để mua thêm hàng hóa.
Tỉ lệ trao đổi biến động
Một quốc gia có thể mua thêm hàng hóa nhập khẩu cho mỗi đơn vị xuất khẩu mà họ đã bán khi TOT của họ tốt lên. Do đó, việc tăng TOT có thể có lợi vì quốc gia cần xuất khẩu ít hơn để mua vào một số lượng nhập khẩu nhất định.
Khi TOT tăng có thể có tác động tích cực đến lạm phát do chi phí đẩy ở trong nước, vì mức tăng này cho thấy giá nhập khẩu giảm so với giá xuất khẩu. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu của quốc gia có thể giảm xuống mức bất lợi cho cán cân thanh toán (BOP).
Quốc gia phải xuất khẩu một số lượng lớn hơn đơn vị mà họ đã mua cùng một số lượng nhập khẩu khi TOT có dấu hiệu đi xuống. Giả thuyết Prebisch-Singer nói rằng một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã phải trải qua tình trạng TOT giảm vì giá hàng hóa giảm so với giá của hàng hóa sản xuất.
(Theo Investopedia)