Phân tích phán đoán tín dụng (Judgmental Credit Analysis) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Phân tích phán đoán tín dụng
Phân tích phán đoán tín dụng tiếng Anh là Judgmental Credit Analysis.
Phân tích phán đoán tín dụng là một phương pháp phê duyệt hoặc từ chối tín dụng dựa trên phán đoán của người cho vay, thay vì dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng cụ thể.
Phân tích phán đoán tín dụng đòi hỏi phải đánh giá ứng dụng vay của người vay, và sử dụng kinh nghiệm trước khi giao dịch với những người đăng kí vay tương tự để đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng. Quá trình này không sử dụng bất kì thuật toán hoặc qui trình thực nghiệm để xác định phê duyệt.
Đặc điểm của Phân tích phán đoán tín dụng
Phân tích phán đoán tín dụng được sử dụng chủ yếu bởi các ngân hàng qui mô nhỏ. Trong khi các ngân hàng lớn thường có qui trình tín dụng tự động hơn, do khối lượng đăng kí vay họ nhận được quá lớn, còn các ngân hàng nhỏ hơn sẽ sử dụng phương pháp phân tích phán đoán tín dụng, vì việc phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng hoặc thuê bên thứ ba để thiết lập điểm tín dụng là phương pháp không kinh tế.
Phân tích phán đoán tín dụng có những đặc điểm đặc biệt trong cách tiếp cận của nó và dựa trên các tiêu chuẩn phân tích tín dụng truyền thống, như lịch sử thanh toán, tài liệu tham khảo ngân hàng, thời gian vay và các yếu tố khác. Chúng được tính điểm và có trọng số để cung cấp điểm tín dụng tổng thể để tổ chức cấp tín dụng cân nhắc trước khi quyết định.
Các loại điểm tín dụng khác nhau
Mặc dù phân tích phán đoán tín dụng hoạt động tốt đối với các ngân hàng qui mô nhỏ, nhưng hầu hết mọi người đều quen thuộc với khái niệm điểm tín dụng. Các ngân hàng và người cho vay có qui mô lớn hơn sử dụng mô hình điểm tín dụng để đánh giá mức độ tin cậy của người vay. Người cho vay sau đó sử dụng điểm tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của một cá nhân.
Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định cung cấp tín dụng của người cho vay. Đối với những người có điểm tín dụng thấp, các tổ chức cho vay thường tính lãi cho các khoản thế chấp dưới chuẩn với lãi suất cao hơn thế chấp thông thường để bù đắp cho rủi ro cao hơn.
Họ cũng có thể yêu cầu thời hạn trả nợ ngắn hơn hoặc yêu cầu phải có người đồng kí tên với những người vay có điểm tín dụng thấp. Ngược lại, điểm tín dụng cao giúp người vay nhận được lãi suất thấp hơn, dẫn đến việc họ trả ít tiền lãi hơn trong suốt thời gian vay.
5 yếu tố chính thường được cân nhắc khi tính điểm tín dụng bao gồm: lịch sử thanh toán, tổng số tiền nợ, thời hạn lịch sử tín dụng, loại tín dụng và tín dụng mới. Người tiêu dùng có thể sở hữu điểm tín dụng cao bằng cách duy trì lịch sử thanh toán hóa đơn đúng hạn và giữ nợ thấp trong thời gian dài.
(Theo Investopedia)