Tỉ lệ thu hồi nợ (Recovery Rate) là gì? Đặc điểm và cách tính
Mục Lục
Tỉ lệ thu hồi nợ
Tỉ lệ thu hồi nợ trong tiếng Anh là Recovery Rate.
Tỉ lệ thu hồi nợ là mức độ mà tiền gốc và tiền lãi tích lũy của khoản nợ đã vỡ nợ có thể được thu hồi, được biểu thị bằng phần trăm của mệnh giá.
Tỉ lệ thu hồi nợ cũng có thể được định nghĩa là giá trị của chứng khoán khi xuất hiện từ lúc vỡ nợ hoặc phá sản.
Tỉ lệ thu hồi nợ cho phép ước tính được khoảng tổn thất sẽ phát sinh trong trường hợp vỡ nợ, được tính bằng: (1 – Tỉ lệ thu hồi nợ).
Do đó, nếu tỉ lệ thu hồi nợ là 60%, tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) là 40%. Nghĩa là, nếu nợ 10 triệu USD, tỉ trọng tổn thất ước tính phát sinh từ vỡ nợ là 4 triệu USD.
Đặc điểm của Tỉ lệ thu hồi nợ
Tỉ lệ thu hồi nợ của các khoản nợ là khác nhau, vì sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như loại công cụ nợ, các vấn đề của công ty và điều kiện kinh tế vĩ mô:
- Loại công cụ nợ và thâm niên của công cụ nợ trong cấu trúc vốn doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của tỉ lệ thu hồi nợ.
Tỉ lệ thu hồi nợ tỉ lệ thuận với thâm niên của công cụ nợ, điều đó có nghĩa là một công cụ cao cấp hơn trong cơ cấu vốn thường sẽ có tỉ lệ thu hồi nợ cao hơn so với công cụ thấp hơn trong cơ cấu vốn.
- Các vấn đề của công ty: bao gồm cơ cấu vốn của công ty, mức độ nợ và số vốn chủ sở hữu.
Các công cụ nợ được phát hành bởi một công ty có mức nợ liên quan đến tài sản thấp thì có tỉ lệ thu hồi nợ cao hơn so với một công ty có nhiều nợ.
- Điều kiện kinh tế vĩ mô: bao gồm giai đoạn của chu kì kinh tế, điều kiện thanh khoản và tỉ lệ vỡ nợ chung.
Nếu một số lượng lớn các công ty không trả được nợ của họ - như trường hợp nền kinh tế suy nặng - tỉ lệ thu hồi nợ có thể thấp hơn trong thời kì kinh tế bình thường.
Ví dụ, Standard & Poor ước tính rằng đối với tất cả các doanh nghiệp vỡ nợ trong giai đoạn 2008 - 2010, tỉ lệ thu hồi nợ trung bình của tất cả các công cụ nợ là 49,5%, so với mức trung bình 51,1% trong giai đoạn 1987 - 2007.
Tỉ lệ thu hồi nợ và sự cho vay
Trong cho vay, tỉ lệ thu hồi nợ có thể áp dụng cho tiền mặt, mở rộng ra cho các khoản vay hoặc tín dụng và được thu hồi bằng cách tịch thu tài sản để thế nợ hoặc trường hợp phá sản.
Biết cách tính toán và áp dụng tỉ lệ thu hồi nợ hợp lí có thể giúp doanh nghiệp thiết lập tỉ lệ và điều khoản cho các giao dịch tín dụng trong tương lai.
Ví dụ: nếu tỉ lệ thu hồi nợ thấp hơn dự kiến, người cho vay có thể tăng lãi suất vay hoặc rút ngắn kì thanh toán để quản lí rủi ro đang gia tăng.
Tính toán Tỉ lệ thu hồi nợ
Để tính tỉ lệ thu hồi nợ, trước tiên, người ta phải chọn loại nhóm và tập trung vào đó, thiết lập khoảng thời gian, chẳng hạn như tuần, tháng hoặc năm.
Khi nhóm mục tiêu được xác định, hãy cộng số tiền gia hạn nếu như vượt quá thời gian đã qui định và sau đó cộng tổng tất cả số tiền mà nhóm đó đã trả lại.
Tiếp theo, chia tổng số tiền đã thanh toán cho tổng số tiền nợ. Kết quả là tốc độ phục hồi.
Ví dụ: trong một tuần, bạn đã gia hạn 15.000 USD tín dụng và nhận được 2.000 USD thanh toán, do đó, $2.000 / $15.000 = 13,33% tỉ lệ thu hồi nợ trong tuần.
(Theo Investopedia)