Tỉ lệ tăng trưởng bền vững (Sustainable Growth Rate) là gì? Ví dụ và hạn chế
Mục Lục
Tỉ lệ tăng trưởng bền vững
Tỉ lệ tăng trưởng bền vững trong tiếng Anh là Sustainable Growth Rate, viết tắt là SGR.
Tỉ lệ tăng trưởng bền vững là tốc độ tăng trưởng tối đa mà một công ty hoặc doanh nghiệp xã hội có thể duy trì mà không phải tài trợ cho tăng trưởng bằng cách bổ sung vốn chủ sở hữu hoặc tăng thêm nợ.
Tỉ lệ tăng trưởng bền vững liên quan đến việc tối đa hóa tăng trưởng doanh số và doanh thu mà không tăng đòn bẩy tài chính. Đạt được tỉ lệ tăng trưởng bền vững có thể giúp một công ty tránh sử dụng đòn bẩy quá cao và gặp khó khăn tài chính.
Công thức tính tỉ lệ tăng trưởng bền vững
Ví dụ về tỉ lệ tăng trưởng bền vững
Giả sử một công ty có ROE là 15%, tỉ lệ trả cổ tức là 40%. Ta có
Tỉ lệ tăng trưởng bền vững = 0,15 * (1 - 0,4 ) = 0,09 = 9%
Kết quả trên có nghĩa là công ty có thể tăng trưởng một cách an toàn với tỉ lệ 9% bằng cách sử dụng các nguồn lực và doanh thu hiện tại mà không phải tăng thêm nợ hoặc phát hành vốn chủ sở hữu.
Nếu công ty muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vượt qua ngưỡng 9%, giả sử là 12%, công ty có thể sẽ cần thêm tài trợ. Tỉ lệ tăng trưởng bền vững giả định rằng doanh thu bán hàng, chi phí, khoản phải trả và khoản phải thu của công ty hiện đang được quản lí để đạt hiệu quả tối đa.
Hạn chế của tỉ lệ tăng trưởng bền vững
Đạt được tỉ lệ tăng trưởng bền vững là mục tiêu của mọi công ty, nhưng một số trở ngại có thể ngăn công ty phát triển và đạt được tỉ lệ tăng trưởng bền vững tối ưu.
Xu hướng tiêu dùng và điều kiện kinh tế có thể giúp một doanh nghiệp đạt được tăng trưởng bền vững hoặc bỏ lỡ nó. Người tiêu dùng có thu nhập khả dụng ít hơn thường sẽ bảo thủ hơn trong chi tiêu, khiến họ xem xét nhiều hơn.
Các công ty tranh giành những khách hàng này bằng cách giảm giá và có thể phải giảm tăng trưởng. Các công ty cũng đầu tư tiền vào phát triển sản phẩm mới để cố gắng giữ chân khách hàng hiện tại và tăng thị phần, điều này có thể cắt giảm khả năng phát triển và đạt được tỉ lệ tăng trưởng bền vững.
Dự báo và lập kế hoạch kinh doanh của một công ty có thể làm giảm khả năng đạt được sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Các công ty đôi khi nhầm lẫn chiến lược tăng trưởng với khả năng tăng trưởng và tính toán sai tỉ lệ tăng trưởng bền vững tối ưu. Nếu kế hoạch dài hạn kém cỏi, công ty có thể đạt được tăng trưởng cao trong ngắn hạn nhưng sẽ không duy trì được nó trong dài hạn.
Về lâu dài, các công ty cần tái đầu tư thông qua việc mua tài sản cố định như nhà máy và thiết bị. Do đó, công ty có thể cần thêm nguồn tài chính để tài trợ cho tăng trưởng dài hạn thông qua đầu tư.
Điều quan trọng là so sánh tỉ lệ tăng trưởng bền vững tối ưu của công ty với các công ty tương tự trong ngành và tìm hiểu về cách các công ty bị ảnh hưởng bởi vòng đời kinh doanh của ngành.
(Theo investopedia)