1. Tài chính doanh nghiệp

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận (Departmental Overhead Rate) là gì? Đặc điểm

Mục Lục

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận

Khái niệm

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận trong tiếng Anh là Departmental Overhead Rate.

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận là một loại tỉ lệ chi phí được tính cho từng bộ phận trong qui trình sản xuất nhà máy. 

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận khác nhau với từng giai đoạn trong qui trình sản xuất do các bộ phận khác nhau thực hiện các bước được phân bổ để thu được kết quả cuối cùng. 

Bằng cách chia nhỏ chi phí cho các bộ phận kinh doanh riêng lẻ thay vì toàn bộ công ty, ban lãnh đạo công ty có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chính xác hơn và có thể xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể hơn.     

Đặc điểm Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận 

Tỉ lệ chi phí chung trong kế toán quản lí, là chi phí bổ sung hay chi phí phát sinh trên chi phí sản xuất trực tiếp, được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của một sản phẩm chính xác hơn. 

Tỉ lệ chi phí chung được áp dụng để phân bổ chi phí chung dựa trên lượng nguồn lực mà một sản phẩm hoặc hoạt động đã sử dụng.   

Ví dụ như chi phí chung được phân bổ theo tỉ lệ số giờ sử dụng máy móc cần thiết cho sản phẩm định trước. Trong các trường hợp phức tạp hơn, các nhà quản lí thường sử dụng kết hợp các kích tố chi phí có thể được sử dụng trong qúa trình sản xuất để ước tính chi phí chung.   

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận là chi phí cụ thể cho các bước riêng biệt trong toàn bộ một qui trình sản xuất. 

Ví dụ một công ty sản xuất bánh mì sẽ có các mức Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận khác nhau tùy thuộc vào mức sử dụng dây chuyền sản xuất thực tế và qui trình đóng gói.    

- Cắt giảm chi phí, hiệu quả và năng suất là các mục tiêu tiêu chuẩn để đem lại hiệu quả cho công ty. 

- Còn việc phân tích và so sánh điểm chuẩn Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận là một cách hiệu quả để đo lường mức thành công của công ty đó. 

- So sánh với các đối thủ cạnh tranh cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ công ty sẽ giúp cô lập và xá định các giá trị gia tăng cũng như các yếu tố đang làm giảm giá trị doanh nghiệp. 

Giống như tất cả các phương thức khác trong kinh doanh, mỗi chiến lược hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng đều có những ưu và nhược điểm riêng. 

Tuy nhiên, bằng cách theo dõi xu hướng Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận, các nhà quản lí có thể nắm bắt được các khuôn mẫu của từng bộ phận, làm nổi bật sự cân bằng cần thiết của các mục tiêu ngắn hạn với các mục tiêu kinh doanh dài hạn.    

Xác định Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận 

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận được xác định bằng phương pháp kế toán quản lí. Kế toán quản lí là quá trình xác định, đo lường, phân tích, giải thích và truyền đạt thông tin để theo đuổi các mục tiêu của tổ chức.       

Với kế toán quản lí, thay vì sử dụng một tỉ lệ chi phí chung duy nhất để phân bổ cho tất cả các chi phí, chi phí chung được chia nhỏ ra cho các bộ phận.

Tỉ lệ chi phí chung cho từng bộ phận cung cấp sự linh hoạt do có thể sử dụng các kích tố hoạt động hoặc kích tố chi phí khác nhau cho các bộ phận khác nhau. 

Chẳng hạn như một số bộ phận sẽ phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công trong khi những bộ phận khác đòi hỏi sử dụng nhiều máy móc hơn. 

Giờ lao động trực tiếp có thể rất quan trọng đối với một số bộ phận nhất định nhưng giờ sử dụng máy sẽ quan trọng hơn cho những bộ phận khác.  

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác