Thuế (Tax) là gì? Tác động của thuế đến tổng cầu và sản lượng
Mục Lục
Thuế (Tax)
Thuế trong tiếng Anh là Tax. Đó là khoản trích nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định, nhằm xây dựng ngân sách cho chính quyền để điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội.
Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước.
Thuật ngữ liên quan
Hàm thuế ròng phản ánh các mức thuế ròng mà chính phủ có thể thu được trên cơ sở các mức sản lượng khác nhau.
Cách xác định
Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có thể sử dụng của người dân giảm đi. Do vậy, họ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên chính phủ còn tiến hành các khoản trợ cấp xã hội (như bảo hiểm xã hội, hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp...) các phần này làm tăng quĩ tiêu dùng có thể sử dụng của dân cư.
Để đơn giản ta coi thuế là một đại lượng ròng được xác định
T = TA - TR
Trong đó:
T là thuế ròng
TA là thuế
TR (Trayfer Payment) là chi chuyển nhượng (TR chính là các khoản chính phủ trợ cấp cho xã hội)
Hầu hết các loại thuế đều được thu dựa trên các mức thuế suất nhất định. Đứng trên góc độ của kinh tế vĩ mô, thì thuế suất là tỉ lệ thuế tính trên tổng thu nhập (sản lượng) của quốc gia, có nghĩa là
t(%) = (T/Y)x100
Theo công thức tính toán này thì hàm thuế được hiểu là hàm đồng biến theo sản lượng, nghĩa là khi các yếu tố khác được cố định thì sản lượng tăng làm lượng thuế thu được cũng tăng theo.
Tác động của thuế đến tổng cầu và sản lượng
Trường hợp 1: Thuế là một đại lượng cố định được chính phủ ấn định từ đầu năm tài khóa.
Khi có thuế, thu nhập khả dụng được xác định theo công thức:
Như vậy, hàm tiêu dùng của nền kinh tế khi có thuế được xác định như sau:
Hàm tổng cầu khi đó được viết lại như sau:
Trường hợp 2: Thuế là một hàm của thu nhập
T = t x Y
với t là thuế suất
Lúc này thu nhập khả dụng (Yd) được xác định bằng:
Yd = Y - t x Y = (1 - t) x Y
Hàm tiêu dùng có dạng:
C = C̅ + MPC x (1- t) x Y
Tổng cầu khi thuế phụ thuộc vào thu nhập sẽ xác định bởi công thức sau:
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)