Lí thuyết kinh tế về bệnh quan liêu (Economic theory of bureaucracy) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết kinh tế về bệnh quan liêu (Economic theory of bureaucracy)
Lí thuyết kinh tế về bệnh quan liêu trong tiếng Anh là Economic theory of bureaucracy.
Lí thuyết kinh tế về bệnh quan liêu là lí thuyết giả định rằng các cơ quan Nhà nước hành động theo hướng tối đa hóa ngân sách.
Bản chất
- Một bộ máy quan liêu thường đề cập đến một tổ chức phức tạp với các hệ thống và qui trình nhiều lớp. Các hệ thống và qui trình này được thiết kế để duy trì tính đồng nhất và kiểm soát trong một tổ chức.
- Một bộ máy quan liêu mô tả các phương pháp được thiết lập trong các tổ chức lớn hoặc Chính phủ. Ví dụ, một công ty dầu mỏ có thể thiết lập một bộ máy quan liêu để buộc nhân viên của mình hoàn thành kiểm tra an toàn khi hoạt động trên một giàn khoan dầu.
- Ngân sách lớn hơn cho phép các quan chức Nhà nước thỏa mãn nhu cầu của họ về tiền lương, thăng quan tiến chức, khó bị mất việc và nhiều lợi thế khác như quyền lực, sự khoa trương, cơ hội phân bổ các hợp đồng.
Nội dung lí thuyết kinh tế về bệnh quan liêu
- Đường cầu mà cơ quan Nhà nước phải đối mặt là mối quan hệ giữa giá trị cận biên của một loại dịch vụ và mức dịch vụ, chứ không phải mối quan hệ giữa giá và lượng dịch vụ. Lí do đơn giản là người ta đổi dịch vụ lấy tổng ngân sách, chứ không phải lấy ngân sách cho một đơn vị dịch vụ.
Tương tự, đường chi phí cận biên không phải là đường cung của nó, vì nó không cung ứng dịch vụ tại mức chi phí cận biên (của đơn vị dịch vụ).
- Sản lượng cân bằng mà một cơ quan Nhà nước cung ứng là điểm tối đa hóa ngân sách với điều kiện ngân sách bù đắp được chi phí cung ứng mức dịch vụ tương ứng.
Như vậy, cơ quan Nhà nước có thể hoạt động có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Phương pháp phân tích hiệu quả của chi phí không thể chỉ ra bất kì tình trạng mất hiệu quả nào. Tuy nhiên, sản lượng dịch vụ mà các cơ quan Nhà nước cung ứng luôn vượt quá mức tối ưu.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân; Bureaucracy, Investopedia)