Lợi nhuận biên (Marginal Profit) là gì? Đặc điểm và công thức tính
Mục Lục
Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên trong tiếng Anh là Marginal Profit.
Lợi nhuận biên là lợi nhuận kiếm được bởi một công ty hoặc cá nhân khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm kiếm được khi tăng chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận biên là phần chênh lệch giữa chi phí biên và doanh thu biên.
Phân tích lợi nhuận biên rất hữu ích vì nó có thể giúp xác định xem có nên mở rộng, kí hợp đồng sản xuất hay ngừng sản xuất hoàn toàn hay không, tại điểm đóng cửa (Shutdown point).
Theo lí thuyết kinh tế học chính thống, một công ty sẽ tối đa hóa lợi nhuận chung khi chi phí biên bằng doanh thu biên hoặc khi lợi nhuận biên đúng bằng 0.
Đặc điểm của Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên khác với lợi nhuận trung bình, lợi nhuận ròng và các cách đo lường lợi nhuận khác ở chỗ lợi nhuận biên cho biết bao nhiêu tiền được tạo ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận biên có ảnh hưởng bởi qui mô sản xuất vì khi một công ty lớn hơn, cơ cấu chi phí của nó thay đổi và tùy thuộc vào qui mô nền kinh tế, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm khi sản xuất tăng mạnh.
Tính kinh tế theo qui mô đề cập đến tình huống lợi nhuận biên tăng khi qui mô sản xuất tăng.
Tại một điểm nhất định, lợi nhuận biên sẽ bằng 0 và sau đó âm (<0 ) khi qui mô tăng vượt quá khả năng dự định của nó. Tại thời điểm này, các công ty sẽ có tính phi kinh tế theo qui mô.
Do đó, các công ty sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất cho đến khi chi phí biên bằng với doanh thu biên, đó là khi lợi nhuận biên bằng 0.
Nếu lợi nhuận biên của một công ty chuyển sang âm (<0), ban lãnh đạo của công ty có thể quyết định thu hẹp qui mô sản xuất, tạm thời ngừng sản xuất hoặc dừng toàn bộ việc kinh doanh nếu như lợi nhuận không dương.
Công thức tính Lợi nhuận biên
Chi phí biên (MC) là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị và doanh thu biên (MP) là doanh thu kiếm được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận biên (MP) = Doanh thu biên (MR) - Chi phí biên (MC)
Trong kinh tế vi mô hiện đại, các công ty cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng sản xuất các đơn vị sản phẩm cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR), mang lại lợi nhuận biên bằng 0 hiệu quả cho nhà sản xuất.
Trên thực tế, trong cạnh tranh hoàn hảo, không có lợi nhuận biên vì cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán xuống chi phí biên, và công ty sẽ hoạt động cho đến doanh thu biên bằng chi phí biên; do đó MC = MR = P (Giá).
Nếu một công ty không thể cạnh tranh về chi phí và hoạt động ở mức lợi nhuận biên âm (<0), cuối cùng công ty sẽ ngừng sản xuất.
Do đó, tối đa hóa lợi nhuận công ty khi công ty tạo ra một mức mà chi phí biên bằng với doanh thu biên và lợi nhuận biên bằng không.
Các lưu ý với Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên chỉ cho biết lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, chứ không phải lợi nhuận chung của công ty. Nói cách khác, công ty nên ngừng sản xuất tại điểm mà khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung.
Các biến đóng góp vào chi phí biên bao gồm:
- Lao động
- Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
- Lãi vay phát sinh
- Thuế
Chi phí cố định, hoặc chi phí chìm, không nên được đưa vào để tính toán lợi nhuận biên vì các chi phí được tính một lần này không làm thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Trong thực tế, nhiều công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên để chúng luôn bằng 0.
Thực tế ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo do các tiếp cận về kĩ thuật, môi trường pháp lí, độ trễ và sự bất cân xứng của thông tin. Do đó, các quản lí công ty có thể không xác định được chi phí biên và doanh thu biên và họ thường phải đưa ra các quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính tương lai hoặc đưa ra quyết định muộn hơn.
Ngoài ra, nhiều công ty hoạt động sản xuất dưới mức công suất tối đa để có thể đẩy mạnh sản xuất khi nhu cầu tăng đột biến mà không phải bị gián đoạn.
(Theo Investopedia)