Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong du lịch là gì?
Mục Lục
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong du lịch
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong tiếng Anh được gọi là Mutual Recognition Arrangements - MRA.
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ Du lịch trong tiếng Anh là Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals - MRA TP.
Một thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau là một thỏa thuận quốc tế được xây dựng để thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng trưởng thương mại giữa các quốc gia. Điều này đạt được bằng cách giảm các trở ngại pháp lí cho sự vận chuyển của hàng hóa và dịch vụ.
MRA tạo thuận lợi cho thương mại vì chúng làm bằng phẳng con đường đàm phán giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia có tiêu chuẩn, các thủ tục và các qui định riêng của mình.
Nếu thương mại là lưu thông tự do giữa các quốc gia thì thỏa thuận có thể đạt được trên sự tương đương hoặc phù hợp giữa các qui định, tiêu chuẩn và thủ tục. MRA là công cụ được sử dụng để đạt được thỏa thuận như vậy.
Lợi ích
Đối với nghề du lịch và ngành công nghiệp Du lịch, MRA cung cấp những lợi ích sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tính di động của ngành Du lịch dựa trên trình độ chuyên môn/Chứng nhận
- Tăng cường tính phù hợp của năng lực dựa vào đào tạo/giáo dục
- Thừa nhận các Kĩ năng nghề Du lịch
- Cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực Du lịch (Sinh viên tốt nghiệp đã sẵn sàng làm việc trong ngành công nghiệp Du lịch)
- Nâng cao chất lượng của các dịch vụ Du lịch.
Mục đích
Mục đích của MRA đối với nghề Du lịch
MRA trong ASEAN dành cho nghề du lịch (MRA-Nghề Du lịch) nhằm tăng tính di động quốc tế của lao động du lịch trong toàn khu vực ASEAN phù hợp với chính sách của các nước ASEAN.
Mỗi quốc gia ASEAN có tiêu chuẩn, chứng nhận và qui định riêng của mình để thừa nhận năng lực của người lao động trong ngành du lịch.
Vì vậy, ví dụ như ở In-đô-nê-xi-a, có một yêu cầu cho một MRA để tạo điều kiện thuận lợi cho thỏa thuận về những gì tạo ra tính tương đương về năng lực làm việc trong ngành du lịch của một lao động, người đang tìm kiếm một vị trí tại Malaysia.
MRA – Nghề Du lịch do đó được xây dựng để:
- Giải quyết những mất cân bằng giữa cung và cầu cho việc làm ngành du lịch trong khu vực ASEAN;
- Thiết lập một cơ chế cho việc tự do di chuyển của lao động du lịch lành nghề và được chứng nhận trên toàn khu vực ASEAN.
Mục tiêu của MRA – Nghề Du lịch gồm ba nội dung:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tính di động của ngành du lịch;
- Khuyến khích trao đổi thông tin để triển khai hiệu quả nhất việc giáo dục và đào tạo năng lực cơ sở cho các nghề du lịch;
- Tạo cơ hội hợp tác và xây dựng năng lực cho các nước thành viên ASEAN.
(Tài liệu tham khảo: Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA) về Nghề Du lịch, Nhóm Công tác ASEAN về Phát triển Nhân lực Du lịch)