Khối lượng chào mua (Bid size) là gì? Nội dung về khối lượng chào mua
Mục Lục
Khối lượng chào mua (Bid size)
Khối lượng chào mua trong tiếng Anh là Bid size.
Khối lượng chào mua đại diện cho số lượng chứng khoán mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả tại mức giá chào mua đã cho trước. Đối với hầu hết các nhà đầu tư, những người xem báo giá cấp 1 trên bảng giao dịch của họ, khối lượng chào mua đại diện cho số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư sẵn sàng mua tại mức giá chào mua tốt nhất hiện có.
Nội dung về khối lượng chào mua
Khối lượng chào mua thường được hiển thị dưới dạng lô chẵn và đại diện cho 100 cổ phần cho mỗi một cổ phiếu. Do đó, nếu báo giá cấp 1 cho biết giá chào mua là 50 đô la và khối lượng chào mua là 5, điều đó có nghĩa là sự chào hàng sẵn có tốt nhất từ các nhà đầu tư muốn mua chứng khoán là 50 đô la cho mỗi cổ phần để mua 500 cổ phần. Do đó, một nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu đó có thể bán tới 500 cổ phần với giá 50 đô la một cổ phần.
Khối lượng chào mua ngược lại với khối lượng chào bán, trong đó khối lượng chào bán là khối lượng một của chứng khoán cụ thể mà nhà đầu tư đang bán tại mức giá chào bán được chỉ định. Các nhà đầu tư giải thích rằng sự khác biệt giữa khối lượng chào mua và khối lượng chào bán là do mối quan hệ giữa cung và cầu về chứng khoán đó.
Ngoài giá chào mua sẵn có tốt nhất, thường sẽ có nhiều giá chào mua sẵn có với mức giá thấp hơn, mỗi giá sẽ có khối lượng chào mua riêng. Thông tin bổ sung này có thể tham khảo ở báo giá thị trường cấp 2.
Ví dụ về khối lượng chào mua
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, để đảm bảo chứng khoán của nhà đầu tư có khối lượng chào mua là 10 (1.000 cổ phiếu) với giá thầu là 49 đô la. Trong trường hợp này, nhà đầu tư muốn bán 1.500 cổ phiếu có thể bán chúng tổng cộng là 74.000 đô la (với 25.000 đô la từ 500 cổ phiếu đầu tiên, cộng với 49.000 đô la cho 1.000 cổ phiếu còn lại).
Báo giá cấp 2 là bắt buộc để xem dữ liệu liên quan đến các mức giá chào mua và các giá chào mua dưới mức giá sẵn có tốt nhất. Thông tin này thường sẵn có dành cho các nhà đầu tư như là một tính năng cao cấp trong hầu hết các tài khoản môi giới.
Mục đích của thông tin độ sâu thị trường (DOM) này là cung cấp cái nhìn sâu sắc về qui mô và cấu trúc thanh khoản cho chứng khoán. Trong ví dụ trên, có thể xảy ra trường hợp sau khi bán 1.500 cổ phiếu, giá chào mua tốt nhất tiếp theo sẽ thấp hơn nhiều, giả sử là 40 đô la.
Trong trường hợp này, một nhà đầu tư bán hơn 1.500 cổ phiếu sẽ khiến giá thị trường của chứng khoán giảm mạnh. Nhà đầu tư này có thể lựa chọn trì hoãn để không chỉ đạt được một mức giá tốt hơn mà còn tránh làm cho giá của các cổ phiếu còn lại giảm đi.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)