Thiệt hại có tính chất hậu quả (Consequential Loss) là gì?
Mục Lục
Thiệt hại có tính chất hậu quả
Thiệt hại có tính chất hậu quả trong tiếng Anh là Consequential Loss.
Thiệt hại có tính chất hậu quả là tổn thất gián tiếp do người được bảo hiểm không có khả năng sử dụng tài sản hoặc thiết bị kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm để bảo vệ họ trước tổn thất thứ cấp của tài sản và thiết bị do thiên tai hoặc tai nạn.
Hợp đồng bảo hiểm cho thiệt hại có tính chất hậu quả sẽ bù đắp cho chủ sở hữu tài sản đối với thu nhập kinh doanh bị mất.
Để bảo hiểm cho tổn thất trực tiếp, chủ sở hữu có thể mua bảo hiểm tài sản, hỏa hoạn hoặc bảo hiểm trách nhiệm. Các hợp đồng bảo hiểm trực tiếp này sẽ không bồi thường cho chủ sở hữu đối với khoản thu nhập bị mất do không thể sử dụng tài sản hoặc thiết bị của họ.
Tổn thất gián tiếp là kết quả của thiệt hại vật chất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thông thường có thể được coi là thiệt hại có tính chất hậu quả. Ví dụ về thiệt hại có tính chất hậu quả bao gồm phải thanh toán tiền lương liên tục, chi phí hoạt động cố định và các nghĩa vụ khác phải trả bất kể lợi nhuận kinh doanh như thế nào.
Mọi loại hình kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi thiệt hại có tính chất hậu quả.
Ví dụ, một cơn lốc xoáy đã phá hủy cửa hàng Portland, Michigan, Goodwill vào tháng 6 năm 2015. Các hình thức bảo hiểm tài sản khác nhau đã chi trả cho thiệt hại về kết cấu vật lí và hàng tồn kho của cửa hàng, còn hợp đồng bảo hiểm riêng biệt khác đã hỗ trợ cho doanh thu bị mất do phải tạm thời đóng cửa, kéo dài đến tháng 6 năm 2016.
Các khoản lỗ liên quan đến thu nhập là thiệt hại có tính chất hậu quả và cần phải có hợp đồng bảo hiểm riêng biệt.
Bảo hiểm cho thiệt hại có tính chất hậu quả
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thường bảo hiểm cho các tổn thất có tính hậu quả. Những hợp đồng này đền bù cho một doanh nghiệp bị mất doanh thu sau một sự kiện thảm khốc, bất kể sự có phát sinh thiệt hại vật chất đối với tài sản hoặc thiết bị của doanh nghiệp hay không.
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thường sẽ bắt đầu từ thời điểm hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và kết thúc khi doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại.
Ví dụ: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có thể bảo hiểm cho các tình huống dẫn đến suy giảm doanh thu do các sự kiện như mất điện kéo dài, lũ lụt hoặc lở đất. Hợp đồng bảo hiểm này rất hữu ích sau khi xảy ra thảm họa trong thời gian doanh nghiệp đang phải xây dựng lại.
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cũng có thể bảo vệ chống mất mát thu nhập trong khi đang xảy ra tranh chấp vi phạm hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ: nhà cung cấp) dẫn đến việc tạm thời ngừng kinh doanh.
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có tính đặc thù cho một loại rủi ro và thường phải được mua riêng.
(Theo investopedia)