Thiết chế xã hội (Social Institutions) là gì? Chức năng
Mục Lục
Thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social Institutions.
Thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
Như vậy, thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò xã hội có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng.
Vai trò
Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội. Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định không do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế - xã hội như thế nào thì hình thành thiết chế xã hội như thế ấy.
Chức năng cơ bản
Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội bao gồm:
- Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội. Sự điều tiết này tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ đó, thiết chế xã hội xã hội hoá con người và hành vi xã hội;
- Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội; điều chỉnh hành vi của nhóm, cá nhân và duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm;
- Kiểm soát xã hội. thiết chế xã hội là hệ thống của những qui định xã hội rất chặt chẽ. Để thực hiện những qui định đó phải có những phương tiện và phương thức cần thiết. Mặt khác, bản thân thiết chế xã hội cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội. Có hai phương thức kiểm soát xã hội là kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức.
- Riêng với thiết chế truyền thông, còn có chức năng kết nối, siêu kết nối - kết nối khơi thức nguồn tài nguyên mềm, tạo sức mạnh mềm.
- Từ siêu kết nối, truyền thông đảm nhận vai trò can thiệp và kiến tạo xã hội.
(Tài liệu tham khảo: Một số khái niệm cơ bản về truyền thông, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử)