Thị trường người thắng lấy hết (Winner-Takes-All Market) là gì?
Mục Lục
Thị trường người thắng lấy hết
Thị trường người thắng lấy hết trong tiếng Anh là Winner-Takes-All Market.
Thị trường người thắng lấy hết là một thị trường trong đó những công ty có thành tích tốt nhất thu được về phần lớn doanh thu và lợi nhuận; trong khi các đối thủ còn lại chỉ còn lại chỉ nhận được rất ít.
Việc gia tăng các thị trường người thắng lấy hết khiến chênh lệch giàu nghèo tăng lên, vì chỉ một số rất ít người có thể đạt được mức thu nhập cao và ngày càng tăng; mà lẽ ra số thu nhập đó có thể được phân phối rộng rãi hơn trong toàn dân.
Ví dụ về thị trường người thắng lấy hết
Nhiều nhà bình luận tin rằng thị trường người thắng lấy hết đang ngày càng gia tăng khi công nghệ giúp hạ thấp các rào cản cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực thương mại.
Một ví dụ điển hình về thị trường người thắng lấy hết là sự trỗi dậy của các công ty đa quốc gia lớn, như Wal-Mart. Trong quá khứ, có rất nhiều cửa hàng địa phương tồn tại trong các khu vực địa lí khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay, hệ thống giao thông, viễn thông và công nghệ thông tin tốt hơn đã dỡ bỏ những hạn chế cạnh tranh như vậy.
Các công ty lớn như Wal-Mart có thể quản lí hiệu quả các nguồn lực lớn để giành lợi thế so với đối thủ địa phương, và chiếm thị phần lớn trong hầu hết mọi thị trường mà họ tham gia, và thậm chí đã tạo ra cái gọi là hiệu ứng Wal-Mart.
Hiệu ứng này thường có biểu hiện là buộc các công ty bán lẻ nhỏ đối thủ của nó phá sản, ngừng hoạt động và giảm tiền lương nhân viên của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, do qui mô rất lớn, Wal-Mart có quyền lực và sức mạnh để bắt các nhà cung cấp phải bán sản phẩm cho nó với với giá thấp, buộc họ phải tìm cách giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
Sự gia tăng nhanh chóng của thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 2007 đến đầu năm 2018 cũng đã dẫn đến điều mà một số người gọi là thị trường người thắng lấy hết.
Những người giàu có mà đã đầu tư phần lớn tài sản của họ vào thị trường chứng khoán Mỹ đã tận dụng và thu về lợi nhuận lớn từ thị trường chứng khoán trong giai đoạn này. Kết quả là dẫn đến sự gia tăng khổng lồ về thu nhập và sự giàu có của họ khi so sánh với sự gia tăng trong thu nhập của những người dân Mỹ bình thường.
Sự chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách thu nhập đã tăng đáng kể trong giai đoạn này, với phần lớn lợi nhuận thuộc về những người nằm trong top 1% người giàu nhất thế giới.
(Theo investopedia)