Thế giới thứ ba (Third World) là gì? Các nước thế giới thứ ba và các nước đang phát triển
Mục Lục
Thế giới thứ ba
Thế giới thứ ba trong tiếng Anh là Third World.
Thế giới thứ ba là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một nước đang phát triển. Mặc dù được sử dụng hiện tại, cụm từ này ra đời trong Chiến tranh Lạnh để chỉ các quốc gia có quan điểm không phù hợp với NATO và chủ nghĩa tư bản hoặc Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản.
Thuật ngữ "Thế giới thứ nhất" mô tả các quốc gia có quan điểm phù hợp với NATO và chủ nghĩa tư bản, "Thế giới thứ hai" đề cập đến các quốc gia ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô.
Các nước thuộc thế giới thứ ba chủ yếu là các nước ở châu Á và châu Phi, không theo phe Mỹ hay Liên Xô.
Các nước đang phát triển và các nước thuộc thế giới thứ ba
Các nước thuộc thế giới thứ ba thường nghèo và có nền kinh tế không phát triển. Các quốc gia này có trình độ học vấn thấp, cơ sở hạ tầng kém, vệ sinh không phù hợp và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe hạn chế, nói chung là có điều kiện sống kém hơn so với các quốc gia phát triển hơn trên thế giới.
Không có định nghĩa chính xác về "nước đang phát triển". Các thuật ngữ "thế giới thứ ba" và "nước đang phát triển" ngày càng được sử dụng để thay thế cho nhau trong những năm gần đây.
Ví dụ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không có định nghĩa chính xác về một nước đang phát triển mặc dù công bố danh sách các quốc gia kém phát triển nhất của Liên Hợp Quốc bao gồm Afghanistan, Haiti, Uganda và Yemen, trong số hàng chục quốc gia khác.
Các thành viên WTO tự tuyên bố họ là nước phát triển hay đang phát triển. Việc được coi là quốc gia đang phát triển mang lại một số quyền lợi với WTO. Ví dụ, WTO cho các nước đang phát triển thời gian chuyển tiếp dài hơn trước khi thực hiện các thỏa thuận nhằm tăng cơ hội giao dịch và hỗ trợ cơ sở hạ tầng liên quan đến các công việc của WTO.
Trong khi một quốc gia có thể tự tuyên bố mình là nước đang phát triển với WTO, các quốc gia thành viên khác có thể thách thức tuyên bố này. Nếu điều này xảy ra sẽ đe dọa đến khả năng tiếp nhận và sử dụng sự hỗ trợ của WTO đối với các nước đang phát triển.
Chỉ số phát triển con người là một thước đo được Liên hợp quốc phát triển để đánh giá mức độ phát triển kinh tế và xã hội của các nước. Chỉ số phát triển con người đo lường và sau đó xếp hạng các quốc gia dựa trên trình độ học vấn, tuổi thọ và thu nhập quốc dân bình quân.
(Theo investopedia)