1. Bất động sản

Thành phố vườn (Garden Cities Movement) là gì?

Mục Lục

Thành phố vườn của Ebenzer Howard (Garden Cities Movement)

Thành phố vườn của Ebenzer Howard - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Garden Cities Movement.

Vào cuối thế kỉ XIX, Ebenzer Howard - nhà qui hoạch đô thị người Anh đã nêu ra một học thuyết khoa học qui hoạch đô thị hiện đại: Lí thuyết thành phố vườn. Trong cuốn "Thành phố vườn của ngày mai", Howard đã thấy được mâu thuẫn giữa điều kiện ở và việc thành phố phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, do đó Howard mong muốn triệt để cải cách sự mất cân bằng của đô thị do tách rời thiên nhiên. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Để điều trị bệnh tật cho các đô thị lớn, Howard chủ trương hạn chế sự phát triển tự phát của đô thị, thống nhất trao quyền quản lí đất đai cho một cơ quan quản lí để tránh nạn đầu cơ đất, tiến đến tiêu diệt các khu nhà ổ chuột.

Thành phố vườn ra đời sẽ là đối tượng dung hòa được những mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn, bảo đảm cho con người sống một cuộc sống hài hòa. 

Nội dung học thuyết Thành phố vườn

Về các vấn đề liên quan đến việc di dân từ nông thông đến thành thị, và sự phát triển nhanh chóng ở thành thị, các thành phố lớn. Giải pháp của Howard là tạo ra một loạt các thành phố nhỏ, được qui hoạch và đưa những tiện nghi của cuộc sống đô thị tiếp cận đến môi trường tự nhiên ở vùng nông thôn.

Các đặc điểm chính trong học thuyết thành phố vườn

- Mua một diện tích lớn đất nông nghiệp ở bên trong vòng tròn.

- Qui hoạch một thành phố nhỏ được bao quanh bởi một vành đai vùng nông thông rộng lớn.

- Qui hoạch chỗ ở của cư dân, vùng công nghiệp và nông nghiệp ở trong thành phố.

- Giới hạn phạm vi của thành phố, phòng tránh việc xâm lấn sang vành đai vùng nông thôn.

- Gia tăng giá trị tự nhiên của đất, sử dụng cho lợi ích chung của thành phố.

Mô hình thành phố vườn

Thành phố vườn lí tưởng của Howard sẽ nằm trên diện tích đất rộng 6000 mẫu anh và chỉ được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Diện tích đất này sẽ được sở hữu bởi tư nhân; công ty sở hữu đất sẽ có quyền kiểm soát sử dụng đất. 

Doanh thu từ việc sử dụng đất sẽ dùng để trả thế chấp và đầu tư cho các dịch vụ của thành phố. Lợi nhuận chỉ sinh ra từ việc cho thuê. Các nhà công nghiệp tư nhân được khuyến khích thuê và sử dụng không gian trong thành phố.

Một phần nhỏ của diện tích thành phố sẽ được xây dựng làm nơi ở cho 30.000 cư dân; diện tích đất còn lại sẽ được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giải trí. 

Mô hình thành phố vườn của Ebenzer Howard (Nguồn: Abid Mehmood)

Nhìn chung mô hình thành phố vườn được khen ngợi rất nhiều vì nó như là một "chìa khóa vàng" để mở cửa cho sự khủng hoảng của đô thị tư bản khi mà con người nhận thức ra được mặt trái của sự quá độ của thành phố công nghiệp thời bấy giờ. (Theo Encyclopaedia Britannic)


Thuật ngữ khác