Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ (The Golden Rule of Government Spending) là gì?
Mục Lục
Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ
Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ trong tiếng Anh là The Golden Rule of Government Spending.
Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ phát biểu rằng chính phủ chỉ nên vay để đầu tư, không phải để tài trợ cho chi tiêu hiện tại. Nói cách khác, chính phủ chỉ nên vay tiền để tài trợ cho các khoản đầu tư có lợi cho thế hệ tương lai, còn các khoản chi cho hiện tại phải được tài trợ bằng các loại thuế hiện hành.
Trong chính sách tài khóa, nguyên tắc vàng có mục đích nhằm bảo vệ thế hệ tương lai khỏi nợ, và không gây gánh nặng cho các thế hệ tương lai vì lợi ích của thế hệ hiện tại.
Ứng dụng trong thực tiễn
Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ đã được nhiều quốc gia sử dụng. Mặc dù mỗi quốc gia ứng dụng nguyên tắc này theo những cách khác nhau, cốt lõi chính của nguyên tắc này là chính phủ nên chi tiêu ít hơn số tiền họ thu về luôn được coi trọng. Nhiều quốc gia áp dụng một số hình thức của nguyên tắc vàng đã giảm được thâm hụt tài khóa.
Thụy Sĩ đã kiềm chế nợ bằng cách giới hạn lại chi tiêu chính phủ dựa theo tổng số tiền thu được cho ngân sách dự kiến cho chu kì kinh doanh hiện tại. Thụy Sĩ đã nỗ lực kiềm hãm tăng chi tiêu chính phủ ở mức dưới 2% mỗi năm kể từ năm 2004. Trong khi đó, nước này đã có thể tăng sản lượng kinh tế với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng chi tiêu.
Đức đã áp dụng một sự kiềm hãm nợ tương tự, giúp giảm mức tốc độ tăng chi tiêu chính phủ xuống dưới 0,2% trong giai đoạn 2003-2007, tạo ra thặng dư ngân sách. Canada, New Zealand và Thụy Điển cũng đã thực hiện thí nghiệm vào các thời điểm khác nhau, biến thâm hụt ngân sách của những nước này thành thặng dư.
Liên minh châu Âu đã bắt đầu tạo ra nguyên tắc vàng của riêng mình, yêu cầu tất cả các quốc gia có nợ cao hơn 55% GDP phải giảm thâm hụt ngân sách cơ cấu xuống 0,5% GDP hoặc thấp hơn.
Nguyên tắc vàng trong chi tiêu chính phủ Mỹ
Mỹ vẫn chưa có luật nào yêu cầu chính phủ giới hạn chi tiêu, mặc dù đã có nhiều nhà lập pháp nỗ lực để làm vậy. Hiến pháp Mỹ không yêu cầu cân đối ngân sách và cũng không áp đặt bất kì giới hạn nào đối với chi tiêu chính phủ.
Thặng dư ngân sách dưới thời Tổng thống Clinton trong những năm 1990 là kết quả của các chính sách tạm thời bao gồm tăng thuế và giảm một số khoản chi tiêu. Năm 1985, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật Gramm-Rudmann-Hollings, trong đó quy định các mục tiêu thâm hụt hàng năm. Tuy nhiên, Tòa án tối cao Mỹ phán quyết luật này là vi phạm hiến pháp, vì vậy nó đã bị bãi bỏ.
(Theo investopedia)