Terotechnology trong công nghiệp là gì? Phân biệt với bảo dưỡng hiệu năng tổng thể
Mục Lục
Terotechnology
Terotechnology được định nghĩa là công nghệ sử dụng các giải pháp thực tiễn toàn diện và bao quát như:
Quản lí, tài chính, công nghệ... áp dụng với những tài sản hữu hình (thiết bị và công trình) nhằm đạt được chi phí chu kì sử dụng kinh tế. Có thể nói Terotechnology là kĩ thuật quản lí tổng thể nhà máy, nó đồng nghĩa với quản lí nhà máy hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả quản lí chu kì sử dụng thiết bị.
Phân biệt Terotechnology và bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM
Vào năm 1976 khi bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM được phát minh ở Nhật, thì ở Anh người ta cũng đưa ra khái niệm Terotechnology có cùng mục đích với TPM.
Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM có thể được định nghĩa như sau:
Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM là bước phát triển tiếp theo của bảo dưỡng hiệu năng PM, thông qua các hoạt động tự giác của các nhóm nhỏ tất cả các bộ phận nhằm xây dựng một hệ thống bao quát toàn bộ chu kì sử dụng thiết bị nhằm mục đích đạt được hiệu suất sử dụng thiết bị tối đa.
Xét về mục đích bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM và Terotechnology là giống nhau nhưng có một khác biệt lớn là bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM được thực hiện bởi người sử dụng thiết bị, còn Terotechnology liên quan tới cả người sản xuất lẫn người quản lí và vận hành thiết bị.
Tuy nhiên, sự trao đổi tiên tiến giữa nhà sản xuất, người sử dụng và thiết bị không hiệu quả do khác biệt về lợi ích. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Terotechnology. Thất bại này là một gợi ý về sự cần thiết xem xét các tiền đề khả thi của khái niệm hiện đại và rộng hơn là sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Giải thích một số thuật ngữ liên quan:
Bảo dưỡng hiệu năng là loại hình bảo dưỡng được định nghĩa là bảo dưỡng nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp nhờ giảm các chi phí do máy móc thiết bị từ chi phí vận hành, bảo dưỡng đến các thiệt hại do thiết bị xuống cấp.
(Tài liệu tham khảo: Sổ tay Bảo dưỡng Công nghiệp tiên tiến, Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội)