Tẩy chay kinh tế (Boycott) là gì? Đặc điểm và nguồn gốc
Mục Lục
Tẩy chay
Tẩy chay trong tiếng Anh là boycott.
Tẩy chay được hiểu là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó.
Các động thái này có thể là "không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối". Hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị. Nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng. Tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động.
Nguồn gốc
Việc tẩy chay được phổ biến bởi Charles Stewart Parnell trong cuộc kích động đất đai của Ailen năm 1880 nhằm phản đối việc thuê nhà với giá cao và trục xuất đất đai. Thuật ngữ tẩy chay (boycott) được đặt theo tên của một chủ đất tại Anh, Charles Cunning Boycott.
Những người nông dân thuê nhà ở Ailen đã làm theo đề xuất của Parnell, năm 1880, họ đã thành lập Liên đoàn đất đai, yêu cầu những chủ đất như Boycott giảm tiền thuê nhà cho họ. Tuy nhiên, Boycott đã từ chối đàm phán, vì vậy người dân địa phương đã phản đối và từ chối mọi giao dịch mua bán với ông ta. Boycott bị suy sụp tinh thần và phải bỏ chạy khỏi vùng đất đó.
Đặc điểm
Người tiêu dùng và một số nhóm quyền lợi đặc biệt đôi khi vẫn thường tẩy chay một số doanh nghiệp nếu họ nhận thấy các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng xấu đến thị hiếu tiêu dùng ở địa phương. Khách hàng cũng thường từ chối ủng hộ các doanh nghiệp nếu cho rằng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp đó là không phù hợp.
Tẩy chay và các hình thức phản đối giao dịch thương mại khác của người dân sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm, còn các chi phí liên quan đến hoạt động quan hệ cộng đồng sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải tăng cường cải thiện hình ảnh của công ty trong dân chúng.
Ví dụ
Một ví dụ là trường hợp của Disneyland Paris và McDonald's, hai công ty này bị người dân Pháp tẩy chay mạnh mẽ do người Pháp vốn đã phản đối các chính sách nông nghiệp và toàn cầu hóa của Mỹ. Và họ coi hoạt động kinh doanh của hai công ty này trên đất Pháp như là một giọt nước tràn li.
Cũng tương tự, rất nhiều người dân Mỹ đã từ chối các sản phẩm của Pháp sau khi Pháp quyết định không ủng hộ Mỹ trong cuộc xâm lược Iraq do Mỹ chủ trương vào đầu những năm 2000.
(Tài liệu tham khảo: vocabulary.com, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)