1. Kinh tế học

Suy thoái toàn cầu (Global Recession) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Mục Lục

Suy thoái toàn cầu

Suy thoái toàn cầu trong tiếng Anh là Global Recession.

Suy thoái toàn cầu là một giai đoạn suy giảm kinh tế kéo dài trên toàn thế giới.

Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) sử dụng một bộ tiêu chí rộng để xác định suy thoái kinh tế toàn cầu, bao gồm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trên toàn thế giới.

Theo định nghĩa của IMF, sự sụt giảm sản lượng toàn cầu này phải trùng với sự suy yếu của các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, như thương mại, dòng vốn và việc làm.

Đặc điểm của Suy thoái toàn cầu

Các chỉ số kinh tế vĩ mô phải suy yếu trong một khoảng thời gian dài thì mới được coi là suy thoái toàn cầu.

Ở Mỹ, cho rằng GDP phải giảm trong 02 quý liên tiếp thì mới coi là cuộc suy thoái thực sự diễn ra. Tuy nhiên, IMF không chỉ định khoảng thời gian tối thiểu khi đánh giá suy thoái toàn cầu.

Mặc dù không có một định nghĩa chính thức nào về suy thoái toàn cầu, nhưng các tiêu chí do IMF thiết lập là đáng tin cậy vì tầm cỡ của tổ chức trên toàn cầu.

IMF cũng cân nhắc xem xét các yếu tố bên ngoài sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chắc hẳn cũng phải có sự suy giảm của các yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng đến sự suy thoái toàn cầu, từ tiêu thụ dầu đến tỉ lệ có việc làm.

Xét theo điều kiện lí tưởng, thì các nhà kinh tế chỉ cần lấy các số liệu GDP của mỗi quốc gia để có được mức GDP toàn cầu. 

Số lượng lớn tiền tệ được sử dụng trên toàn thế giới làm cho quá trình xác định GDP toàn cầu khó khăn hơn đáng kể.

Mặc dù một số tổ chức sử dụng tỉ giá hối đoái để tính toán tổng sản lượng GDP, nhưng IMF thích sử dụng ngang giá sức mua (PPP), số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua theo phân tích.

Theo IMF, đã có 04 cuộc suy thoái toàn cầu kể từ Thế chiến thứ II, đó là năm 1975, 1982, 1991 và 2009. Cuộc suy thoái năm 2009 là cuộc suy thoái sâu nhất và rộng nhất trong số đó. Kể từ năm 2010, nền kinh tế thế giới đã trong quá trình phục hồi, dù tốc độ khá chậm.

Tác động và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng suy thoái toàn cầu đối với mỗi quốc gia thì khác nhau dựa trên nhiều yếu tố.

Ví dụ, mối quan hệ thương mại của một quốc gia với phần còn lại của thế giới sẽ xác định qui mô tác động của suy thoái đến lĩnh vực sản xuất của quốc gia đó. Mặt khác, sự phức tạp của thị trường và hiệu quả đầu tư quyết định mức độ bị ảnh hưởng của ngành dịch vụ tài chính.

Theo nghiên cứu, Mỹ sẽ phải chịu những cú sốc hạn chế đối với nền kinh tế của mình, nếu cuộc suy thoái năm 2008 chỉ tác động nội trong biên giới của nó. Mặt khác, một cường quốc sản xuất như Đức cũng sẽ phải chịu suy thoái kinh tế toàn cầu bởi vì Đức có các mối liên kết thương mại chặt chẽ với các nước trên của thế giới.

Ví dụ về Suy thoái toàn cầu

Cuộc Đại suy thoái (The Great Recession) là một giai đoạn suy thoái toàn cầu kéo dài từ năm 2007 đến 2009. Thương mại đã sụt giảm 29% từ năm 2008 đến 2009 trong thời kì suy thoái này. Qui mô, tác động và phục hồi sau suy thoái là khác nhau giữa các quốc gia.

Thị trường Mỹ đã trải qua một sự điều chỉnh thị trường chứng khoán lớn trong năm 2008 sau khi thị trường nhà đất sụp đổ và Tập đoàn Lehman Brothers – tập đoàn chứng khoán, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ - đã nộp đơn xin phá sản.

Tình hình kinh tế nhanh chóng suy thoái khi các chỉ số chính như thất nghiệp và lạm phát đạt đến mức nguy kịch. Tình hình đã được cải thiện một vài năm sau khi thị trường chứng khoán chạm đáy vào năm 2009, nhưng các quốc gia khác phải trải qua thời gian dài hơn mới phục hồi.

Hơn một thập kỉ sau, những ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu vẫn có thể thấy được ở nhiều quốc gia phát triển và ở những thị trường mới nổi.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác