1. Kinh doanh thương mại

Sĩ quan an ninh tàu biển (Ship Security Officer - SSO) là ai?

Mục Lục

Sĩ quan an ninh tàu biển (Ship Security Officer - SSO)

Sĩ quan an ninh tàu biển - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Ship Security Officer, viết tắt là SSO.

Sĩ quan an ninh tàu biển là một người trên tàu, chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng, được Công ty chỉ định, có trách nhiệm đối với an ninh của tàu, bao gồm cả việc thực thi và duy trì Kế hoạch An ninh Tàu và giữ liên lạc với Nhân viên An ninh Công ty và các Nhân viên An ninh Bến cảng. (Theo Marine Insight)

Nhiệm vụ của sĩ quan an ninh tàu biển

- Thực hiện kiểm tra an ninh thường kì trên tàu để đảm bảo các biện pháp an ninh phù hợp được duy trì;

- Duy trì và giám sát việc thực hiện Kế hoạch An ninh Tàu, kể cả việc bổ sung sửa đổi liên quan;

- Điều phối các hoạt động trong an ninh trong quá trình làm hàng, cung cấp lương thực thực phẩm và dự trữ của tàu với những người trên tàu và với nhân viên an của bến cảng;

- Đề xuất những bổ sung sửa đổi cho Kế hoạch An ninh Tàu;

- Báo cáo cho Cán bộ an ninh Công ty về bất kì khiếm khuyết và sự không phù hợp nào được phát hiện trong các lần đánh giá nội bộ, soát xét định kì, các đợt kiểm tra an ninh trên tàu, kiểm tra sự tuân thủ và thực hiện các hành động khắc phục;

- Nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác an ninh trên tàu;

- Đảm bảo việc huấn luyện về an ninh đầy đủ cho những người trên tàu, tùy theo mức độ yêu cầu;

- Báo cáo tất cả các sự cố an ninh;

- Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch an ninh tàu với Cán bộ An ninh Công ty và Cán bộ an ninh bến cảng; và

- Đảm bảo các thiết bị an ninh trên tàu được hoạt động, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng phù hợp.

Yêu cầu về sĩ quan an ninh tàu biển 

1. Quản lí an ninh;

2. Các công ước, luật và khuyến nghị quốc tế liên quan;

3. Luật pháp và qui định liên quan của Chính phủ;

4. Trách nhiệm và chức năng của các tổ chức an ninh khác;

5. Phương pháp luận của đánh giá an ninh bến cảng;

6. Các phương pháp kiểm tra và thẩm tra an ninh tàu;

7. Những hoạt động, trạng thái của tàu và cảng;

8. Các biện pháp đảm bảo an ninh của tàu và bến cảng;

9. Tính sẵn sàng và ứng phó sự cố và kế hoạch đối phó sự cố bất thường;

10. Những kĩ năng hướng dẫn trong việc đào tạo và huấn luyện an ninh, kể cả các biện pháp và qui trình an ninh;

11. Xử lí những thông tin an ninh nhạy cảm và trao đổi thông tin an ninh;

12. Hiểu biết về mối đe dọa an ninh và mô hình an ninh hiện tại;

13. Nhận dạng và phát hiện vũ khí, các chất và thiết bị nguy hiểm;

14. Nhận dạng các đặc điểm và hành vi của những người có nguy cơ đe dọa an ninh, trên cơ sở không phân biệt đối xử;

15. Những công nghệ được sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh;

16. Các thiết bị và hệ thống an ninh và những hạn chế sử dụng của chúng;

17. Các phương pháp thực hiện đánh giá, thẩm tra, kiểm soát và theo dõi;

18. Các phương pháp khám xét và kiểm tra không cần khám xét;

19. Huấn luyện và thực tập an ninh, kể cả việc huấn luyện và thực tập với bến cảng;

20. Đánh giá công tác huấn luyện và thực tập an ninh.

Ngoài ra Sĩ quan an ninh tàu biển phải có đủ kiến thức và được đào tạo về một vài hoặc toàn bộ những nội dung sau, nếu phù hợp:

1. Bố trí chung của tàu;

2. Kế hoạch An ninh Tàu và các qui trình liên quan (kể cả việc đào tạo theo kịch bản về cách thức đối phó);

3. Kĩ năng quản lí và kiểm soát đám đông;

4. Hoạt động của các thiết bị và hệ thống an ninh;

5. Thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng trên biển các thiết bị và hệ thống an ninh. (Theo ISPS Code)

Thuật ngữ khác