Quốc hữu hoá (Nationalization) là gì? Các đối tượng của quốc hữu hoá
Mục Lục
Quốc hữu hoá
Quốc hữu hoá trong tiếng Anh là Nationalization hoặc Deprivatization.
Quốc hữu hóa đề cập đến việc chính phủ giành quyền kiểm soát một công ty hoặc ngành công nghiệp, thường không bồi thường cho giá trị ròng của tài sản bị tịch thu và các khoản thu nhập tiềm năng.
Hành động này có thể thể hiện nỗ lực củng cố quyền lực của quốc gia, tức giận đối với sở hữu nước ngoàitại các ngành công nghiệp có tầm quan trọng lớn với các nền kinh tế nội địa hoặc nhằm giúp đỡ các ngành công nghiệp thất bại.
Quốc hữu hóa xảy ra phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Các nước phát triển thường xảy ra hiện tượng tư nhân hóa - chuyển các hoạt động của chính phủ sang khu vực kinh doanh tư nhân.
Quốc hữu hóa là một trong những rủi ro chính đối với các công ty kinh doanh ở nước ngoài do tiềm năng lượng tài sản lớn bị tịch thu mà không được bồi thường.
Rủi ro này tăng cao ở các quốc gia có lãnh đạo chính trị không ổn định và các nền kinh tế trì trệ hoặc đi xuống.
Kết quả chính của việc quốc hữu hóa là doanh thu được chuyển cho chính phủ thay vì để cho các chủ sở hữu tư nhân có thể chuyển các khoản tiền này sang các nước khác và không đem lại ích lợi gì cho nước chủ nhà.
Các đối tượng của quốc hữu hoá
Quốc hữu hoá thường xảy ra trong các lĩnh vực giao thông, sản xuất điện, khí đốt tự nhiên, cung cấp nước và chăm sóc sức khỏe vì chính phủ muốn đảm bảo các ngành này hoạt động tốt để đất nước có thể tiếp tục hoạt động bình thường.
Ngoài ra, các công ty điện, khí đốt tự nhiên và thủy điện có xu hướng độc quyền và chính phủ thường muốn kiểm soát các lĩnh vực này để đảm bảo rằng người tiêu dùng có quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu này với chi phí hợp lí.
Quốc hữu hoá và dầu mỏ
Ngành công nghiệp dầu mỏ đã trải qua cuộc quốc hữu hóa trong nhiều thập kỉ, kể từ khi Mexico quốc hữu hóa tài sản của các nhà sản xuất nước ngoài như Royal Dutch và Standard Oil vào năm 1938 và Iran quốc hữu hóa tài sản của Anglo-Iranian năm 1951.
Kết quả của việc quốc hữu hóa nước ngoài tài sản dầu mỏ của nước ngoài là sự ra đời của PEMEX, một trong những hãng sản xuất dầu lớn nhất thế giới hiện nay.
Sau khi quốc hữu hóa Anglo-Iranian, nền kinh tế của Iran rơi vào tình trạng hỗn loạn và Anh được phép quay trở lại với tư cách là đối tác có 50% vốn vài năm sau đó. Năm 1954, Anglo-Iranian được đổi tên thành Công ty Dầu khí Anh.
Năm 2007, Venezuela đã quốc hữu hóa Exxon Mobil's Cerro Negro Project và các tài sản khác. Exxon Mobil yêu cầu khoản bồi thường 16,6 tỉ USD và đã nhận được khoảng 10% số tiền đó bởi một hội đồng trọng tài của Ngân hàng thế giới năm 2014.
(Theo investopedia.com)